Ảnh minh họa. Nguồn internet
Trong số 52 quốc tịch đầu tư vào bất động sản Luân Đôn, người mua có quốc tịch Anh vẫn chiếm đa số, với 27% thị phần, tiếp theo là Singapore với 22%, tiếp theo là Hồng Kông 16%, Trung Quốc 5% và cuối cùng là Mã Lai và Nga 3%.
Sở dĩ, sức mua bất động sản từ các nhà đầu tư nước ngoài vào Luân Đôn tăng vì đây là một thị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng cũng như có nhiều cơ hội để đầu tư; thứ hai là nó sự thuận lợi về chênh lệch tiền tệ cho nhiều quốc gia, và thứ ba là Luân Đôn đứng đầu trong bảng xếp hạng các nền giáo dục bậc nhất. 33% các nhà đầu tư nước ngoài mua bất động sản ngay trước khi nó được xây dựng nhằm để dành một nơi trong thành phố cho con cái của họ sẽ sang học tại các trường đại học Luân Đôn sau này.
Knight Frank dự đoán các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu sẽ vẫn duy trì mức mua bất động sản tại trung tâm Luân Đôn và mong đợi thị phần của thị trường trong nước sẽ tăng. Báo cáo cũng dự đoán rằng các hoạt động đầu tư từ Trung Quốc sẽ tăng, đặc biệt là khi những hạn chế về việc chuyển nhượng vốn nước ngoài được nới lỏng. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục là một thị phần quan trọng: nền kinh tế của quốc gia này đã vượt trội khi Tây Âu vướng phải khủng hoảng kinh tế và nhiều công dân của nước này hiện có việc kinh doanh và gia đình kết nối với Anh. Indonesia cũng là một quốc gia triển vọng, Knight Frank cho biết.
Grainne Gilmore, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Nhà ở tại Anh cho biết: Việc các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến bất động sản Luân Đôn không phải là một hiện tượng mới, nhưng những thay đổi về kinh tế và tài chính từ năm 2007 đã tạo ra một mô hình mới cho đầu tư nước ngoài vào các bất động sản xây dựng mới. Số liệu từ các công ty tư vấn cho thấy tỉ lệ đầu tư vào bất động sản tại Luân Đôn vẫn rất cao, và sự quan tâm từ những nhà đầu tư nước ngoài đến các bất động sản tại Luân Đôn ngày càng tăng trong phạm vi rộng hơn, đặc biệt là một số nền kinh tế mới nổi có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ngay cả trong thời gian kinh tế thế giới đang suy thoái".