Phối cảnh dự án Casamia Calm Hội An của Đạt Phương.
Công ty Cổ phần Đạt Phương (mã chứng khoán: DPG) được thành lập vào năm 2002, hiện có 4 công ty con, hoạt động trong 3 mảng: xây dựng hạ tầng, sản xuất điện và phát triển bất động sản. Đạt Phương chuyên về xây dựng hạ tầng, đặc biệt là cầu và đường bộ. Công ty đã xây dựng nhiều cầu ở Việt Nam: cầu Phước Lộc ở TP HCM, cầu Thắm ở Thanh Hóa, cầu Bến Thủy 2 ở Nghệ An, cầu Đế Võng ở Quảng Nam... Đạt Phương cũng tham gia xây dựng các công trình giao thông quan trọng: cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết (1 phần của cao tốc Bắc – Nam), nút giao Mỹ Thuận..
Vào năm 2010, Đạt Phương bắt đầu vận hành nhà máy thủy điện đầu tiên của mình. Đến năm 2021, công ty đã có 4 nhà máy thủy điện với tổng công suất đạt 98 MW.
Bên cạnh thủy điện và xây dựng, vào năm 2018, Đạt Phương đã đầu tư phát triển dự án bất động sản sinh thái đầu tiên của mình – Khu Đô Thị Casamia. Khoản đầu tư này là một sự thành công giúp lợi nhuận công ty trong năm 2019 đạt mức cao nhất kể từ lúc thành lập.
Cơ cấu cổ đông của Đạt Phương đa phần là những cá nhân. Những cổ đông lớn nắm giữ vị trí quan trọng của công ty và là thành viên của hội đồng quản trị (HĐQT). Chủ tịch HĐQT – ông Lương Minh Tuấn và gia đình mình có nhiều cổ phần nhất với tỷ lệ 22%. Tổng giám đốc (CEO) – ông Trần Anh Tuấn và gia đình là cổ đông lớn thứ 2 với tỷ lệ nắm giữ 5%.
Trong nửa đầu năm 2021, công ty đạt 986 tỷ đồng doanh thu, tăng 2% so với năm trước. Mức đóng góp của các mảng xây dựng, sản xuất điện và bất động sản lần lượt là 35%, 25% và 40%. Tuy nhiên, mức đóng góp lợi nhuận của các mảng lại khác nhau. Biên lợi nhuận gộp của mảng bất động sản là 40%, sản xuất điện là 60% và xây dựng thường là khoảng 5-8%. Trong nửa đầu năm 2021, mảng bất động sản đóng góp lớn trong lợi nhuận hoạt động kinh doanh, kế tiếp là sản xuất điện.
Nhờ vào kinh nghiệm lâu năm của công ty, Đạt Phương đã có được những dự án xây dựng lớn trong năm 2020 và 2021. Trong năm 2020, Đạt Phương đã có được gói thầu xây dựng một phần cầu Thủ Thiêm 2 tại TP HCM. Trong năm 2021, Đạt Phương đã trúng được 2 gói thầu thầu quan trọng là dự án chống xói lở bờ biển Cửa Đại tại Hội An và tuyến đường số 5 tại Trà Vinh với tổng giá trị đạt 560 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Chứng khoán Phú Hưng, mức tăng trong chi tiêu cho đầu tư công ở Việt Nam sẽ mang lại nhiều dự án cho Đạt Phương trong tương lai.
Phát triển bất động sản ở phố cổ
Trong năm 2016, khi Đạt Phương hoàn thành cầu Đế Võng ở Quảng Nam, công ty được giao 235 ha đất như một phần thanh toán. Vị trí quỹ đất, trong Hội An và Bình Dương ở Quảng Nam, mang lại nhiều lợi thế cho việc phát triển bất động sản sinh thái và nghỉ dưỡng.
Vào năm 2018, Đạt Phương bắt đầu phát triển dự án bất động sản đầu tiên của mình – Casamia ở Khu đô thị Võng Nhi. Casamia nằm trên trục đường nối Đà Nẵng đến Tam Kỳ (sân bay Chu Lai), đi ngang qua Hội An. Casamia là dự án bất động sản tham vọng của Đạt Phương khi tập trung vào phân khúc khách hàng cao cấp. Dự án mở bán biệt thự để ở và biệt thự cho thuê du lịch. Dự án là một thành công của công ty khi bán được 80% số lượng biệt thự chỉ trong vòng 2 năm mở bán. Dự án cũng mang lại nguồn doanh thu đều đặn 700 – 800 tỷ đồng cho công ty với biên lợi nhuận gộp khoảng 40%.
Trong nửa sau năm 2021, Đạt Phương mở bán dự án thứ 2 – Casamia Calm ở Khu Đô Thị Đồng Nà. Dự án thứ 2 được kỳ vọng sẽ mang lại thành công như dự án đầu tiên.
Khoản ứng trước của khách hàng tại ngày 30.6.2021 của Đạt Phương tăng 14% so với năm trước, cho thấy sẽ có được những khoản ghi nhận doanh thu từ bất động sản trong nửa sau năm 2021.
Tuy nhiên, Chứng khoán Phú Hưng bày tỏ quan ngại về những dự án còn lại của Đạt Phương khi tình hình dịch bệnh vẫn đang làm cho bức tranh ngành du lịch khách sạn trở nên ảm đạm.
Sử dụng đòn bẩy khá cao
Về tình hình tài chính, theo đánh giá của Chứng khoán Phú Hưng, Đạt Phương sử dụng đòn bẩy khá cao. Công ty sử dụng nợ để tài trợ cho các dự án thủy điện và kết hợp giữa nợ và phát hành vốn để tài trợ cho các dự án bất động sản. Vào cuối quý 2.2021, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,5 lần. Tổng nợ là 2,3 nghìn tỷ, trong đó 822 tỷ đồng là ngắn hạn và 1.577 tỷ đồng là dài hạn. Chi phí lãi vay mỗi năm rất cao, thường chiếm đến 10% tổng doanh thu.
Theo Chứng khoán Phú Hưng, Đạt Phương sẽ tăng thêm nợ vay để phát triển quỹ đất còn lại.
Bằng cách sử dụng nợ là nguồn tài trợ chính, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Đạt Phương rất tốt. ROE trong năm 2020 của Đạt Phương là 16,8%. Trong số những công ty niêm yết có 3 mảng kinh doanh tương tự như Đạt Phương là Hà Đô (HOSE: HDG), Idico (HOSE: IDC) hay Vinaconex (HOSE: VCG), chỉ có mỗi Hà Đô có chỉ số ROE tốt hơn Đạt Phương.
Chứng khoán Phú Hưng dự báo, năm 2021, Đạt Phương sẽ đạt 1,.934 tỷ đồng doanh thu (giảm 9% so với năm trước) và 460 tỷ đồng (tăng 95% so với năm trước) lợi nhuận sau thuế. Mức giảm trong doanh thu là do quy định giãn cách được áp dụng ở Việt Nam trong quý 3. Mức tăng của lợi nhuận nhờ vào mảng thủy điện.
Phú Hưng cho rằng giá hợp lý của cổ phiếu DPG là 55.100 đồng/cổ phiếu.
-
Quảng Nam: 2 dự án nào của Công ty Đạt Phương Hội An bị hạn chế quyền giao dịch bất động sản?
CafeLand - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam vừa phát đi Công văn số 946/SXD-QHKT về việc không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị Cồn Tiến, xã Cẩm Thanh và dự án Khu đô thị dịch vụ Đồng Nà, xã Cẩm Hà.