Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho UBND thành phố Hà Nội đặt hàng nhà tái định cư với doanh nghiệp, thay vì đầu tư bằng tiền ngân sách.
Cả trăm căn hộ tái định cư tại khu A14 Nam Trung Yên xây xong nhưng người dân vẫn chưa nhận. Ảnh: Minh Tuấn.
Chủ trương này được kỳ vọng sẽ giúp thành phố tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng ngân sách, tạo ra được cơ chế cạnh tranh minh bạch giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xoá bỏ được suy nghĩ “ác cảm” của người dân về chất lượng nhà tái định cư vẫn là bài toán không đơn giản.
“Phá rào” cơ chế, tiết kiệm ngay hàng chục nghìn tỷ đồng
Trước tình trạng nhiều khu nhà tái định cư (TĐC) xuống cấp nghiêm trọng sau 7 - 10 năm đưa vào sử dụng như Nam Trung Yên, Trung Hòa - Nhân Chính, Đồng Tàu,… do không đảm bảo chất lượng, cùng hàng loạt những vi phạm xảy ra trong công tác quản lý nhà TĐC sau khi đưa vào sử dụng, UBND thành phố Hà Nội đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở TĐC phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn thay vì đầu tư xây dựng nhà TĐC bằng nguồn vốn ngân sách.
Theo tính toán của các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, thành phố cần trên 22.000 căn hộ TĐC để phục vụ công tác GPMB các dự án trọng điểm.
Tuy nhiên, hiện nay các dự án đang triển khai thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 4.500 căn hộ. Như vậy, thành phố sẽ cần thêm trên 17.000 căn hộ tái định cư phục vụ GPMB các dự án, với tổng số vốn dự kiến chi ra gần 19.000 tỷ đồng nếu thực hiện bằng cơ chế đầu tư hiện hành.
Nếu thực hiện cơ chế đặt hàng vừa đề xuất, Hà Nội sẽ tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ đồng trong tương lai. Cụ thể, thay vì phải tìm nguồn vốn ngân sách đầu tư, thành phố sẽ chuẩn bị quỹ đất sạch, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực xây dựng nhà ở TĐC theo quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt. Các doanh nghiệp được lựa chọn phải đảm bảo khoảng 10 tiêu chí như năng lực tài chính, kinh nghiệm, quản trị, tiến độ cam kết...
Theo tính toán, hiện thành phố Hà Nội đã chuẩn bị được quỹ đất khoảng 28,5ha để kêu gọi, lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo cơ chế trên để đáp ứng quỹ nhà TĐC còn thiếu từ nay đến năm 2020.
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 18/12, một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, cơ chế đặt hàng nhà TĐC sẽ giúp cho thành phố thực hiện được những bước đột phá quan trọng khi thực hiện GPMB, hỗ trợ cho người dân TĐC.
Thay vì phải tìm nguồn vốn, thành phố chỉ phải chuẩn bị quỹ đất sạch, nhà đưa vào sử dụng thành phố cũng không mất thêm chi phí bù lỗ vận hành. Bên cạnh đó, việc cho doanh nghiệp được phép bán quỹ nhà người dân chậm nhận sau 9 - 12 tháng (tính từ thời điểm đủ điều kiện bán nhà) sẽ giúp thu hút các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào nhà TĐC.
Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, bởi họ có thể bán ra bằng giá nhà ở thương mại những quỹ nhà thừa nên sẽ xoá bỏ được ranh giới chất lượng giữa nhà TĐC và nhà ở thương mại.
Xóa bỏ “ác cảm” về nhà tái định cư
Khẳng định việc thực hiện cơ chế đặt nhà TĐC với doanh nghiệp, thay vì sử dụng vốn ngân sách sẽ tiết nghiệm tối đa cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo Hà Nội cần tạo ra một cơ chế cạnh tranh thị trường sòng phẳng, minh bạch, đồng thời buộc nhà đầu tư phải đảm bảo chất lượng công trình, hướng đến xoá bỏ suy nghĩ ác cảm của người dân đối với nhà TĐC đã hằn sâu.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết, chủ trương đặt hàng nhà TĐC sẽ giúp ngân sách tiết kiệm nhiều nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng và vận hành.
Tuy nhiên, để chủ trương thực sự phát huy hiệu quả, thành phố nên thực hiện cơ chế đấu giá công khai những lô đất dự kiến xây nhà TĐC để lựa chọn ra những đơn vị có đủ uy tín, năng lực để triển khai dự án với mức giá phù hợp nhất. Cùng với đó, cần có cơ chế phối hợp- giám sát chặt chẽ chất lượng và tiến độ đưa vào sử dụng.
“Muốn nhà TĐC thu hút được người dân, trước hết cần phải nâng cao chất lượng các toà nhà TĐC sắp triển khai trong thời gian tới. Để làm được việc này thì chỉ có thực hiện thông qua đấu thầu - đấu giá công khai mới tạo ra mức giá cạnh tranh, đồng thời lựa chọn được các doanh nghiệp đủ tiềm lực. Ngoài ra, thành phố cũng cần phải linh hoạt hơn trong việc bố trí nhà TĐC, tiến hành thông tin rộng rãi cho người dân biết vị trí để lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng, chứ không nên “chốt chặt” khu TĐC là của riêng từng dự án, dẫn đến tình trạng nhiều khu nhà bị bỏ hoang như ở Nam Trung Yên, Đền Lừ, thậm chí đề nghị phá bỏ như 3 khối nhà của Hanco 3 ở Sài Đồng. Cùng với đó, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ GPMB trên thực tế song song với tiến độ triển khai nhà TĐC, tránh tình trạng nhà xây xong bỏ hoang phí đang xảy ra…”, ông Thanh phân tích.
Ngọc Cương (Tiền Phong)
VIP
SHOPHOUSE TẦNG ĐẾ. SHOPEHOUSE DỰ ÁN VŨNG TÀU CENTRE POINT
12 tỷ 500 triệu- 207m2
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0939868***
VIP
Shophouse vị trí đắt địa ngay KCN Tân Hương
2 tỷ 300 triệu- 86m2
Châu Thành, Tiền Giang
Hôm nay
0356020***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
SUN PONTE RESIDENCE MẶT SÔNG HÀN VỚI GIÁ & CSBH CỰC KỲ ƯU ĐÃI
Thương lượng- 60m2
Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Nhà phố căn góc 2 mặt tiền, shophouse mặt tiền 25m Quận 12 cam kết lợi nhuận 50%
9 tỷ 100 triệu- 0m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931000***
VIP
Bán lô đất 69,3m2 Hoàng Diệu, gần ra mặt tiền đường số. Không quy hoạch. 4,2 tỷ
4 tỷ 200 triệu- 69.3m2
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0906782***
VIP
Top nhà vị trí đẹp 3 x 10m 1 trệt 4 lầu Nguyễn Thiện Thuật Q3 TP.HCM
6 tỷ 900 triệu- 30m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0817409***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.