Tham luận tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024 về nâng hạng lên thị trường mới nổi, ông Ketut Ariadi Kusuma, Trưởng nhóm Tài chính, Cạnh tranh và Sáng tạo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam cho rằng khát vọng của Việt Nam trong việc nâng cấp thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi là bước đi chiến lược, phù hợp với tham vọng lớn hơn là chuyển đổi thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Ông Ketut Ariadi Kusuma, Trưởng nhóm Tài chính, Cạnh tranh và Sáng tạo của World Bank tại Việt Nam. Ảnh: VGP
Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi tốc độ tăng trưởng thực tế bình quân đầu người hằng năm khoảng 5,95% trong hai thập kỷ tới, có nghĩa là mức tăng trưởng thực tế phải cao hơn mức này vì tính đến mức tăng dân số.
Mục tiêu tham vọng này phụ thuộc vào việc tận dụng hiệu quả thị trường tài chính để dẫn vốn đầu tư tới các mục tiêu kinh tế này, trong đó thị trường vốn đóng vai trò rất quan trọng.
Cụ thể, thị trường chứng khoán đã đạt được mức vốn hóa khoảng 6 nghìn tỷ (247 tỷ USD) (khoảng 57% GDP) vào năm 2023. Tậm chí từng đạt kỷ lục 93% GDP vào năm 2021, càng nhấn mạnh về tiềm năng huy động vốn cho khu vực doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được hai tổ chức là MSCI và FTSE Russell xếp vào Nhóm 3 - thị trường cận biên. Trong đó, FTSE Russell đưa Việt Nam vào danh sách chờ nâng hạng lên Nhóm 2 - thị trường mới nổi.
Theo ông Ketut Ariadi Kusuma, việc nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là lực đẩy đáng kể cho thị trường vốn Việt Nam vốn sẽ được coi là có khả năng tiếp cận thị trường thỏa đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và có mức vốn hóa đạt quy mô cũng như tính thanh khoản hấp dẫn ngang hàng với nhiều nước đang phát triển có trình độ phát triển tương tự như Việt Nam
Ngân hàng Thế giới ước tính việc nâng hạng thị trường chứng khoán có thể mang lại tới 25 tỷ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030.
Ông Ketut Ariadi Kusuma cho rằng điều kiện để Việt Nam được nâng hạng là cần giải quyết các vấn đề về giới hạn sở hữu của nhà đầu tư ngoại và đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.







-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện muốn rót 500 tỷ đồng vào một công ty chứng khoán
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, dự kiến chi 500 tỷ đồng để mua 50 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Công ty CP Chứng khoán Sen Vàng.
-
Thanh khoản tiếp tục giảm, nhóm cổ phiếu tiêu dùng và công nghiệp khởi sắc
Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn diễn ra kéo thanh khoản thị trường tiếp tục giảm.
-
Chứng khoán Vietcap bị 'tuýt còi' vì lỗi tương tự VNDirect
Chứng khoán Vietcap vừa bị VSDC đình chỉ lưu ký do liên tiếp vi phạm nghiệp vụ, trong khi VNDirect cũng từng dính án khiển trách vì lỗi tương tự. Sự cố đặt dấu hỏi lớn về chất lượng kiểm soát nội bộ tại các công ty chứng khoán hàng đầu......