Theo Bộ Công an, ông Nam bị khởi tố, bắt giam về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí. Cụ thể, sai phạm của ông Nam liên quan đến việc để cho khu đất vàng có diện tích 43ha nằm mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch và đường Võ Văn Kiệt, thành phố mới Bình Dương vào tay tư nhân, gây thiệt hại 126 tỉ đồng.
Cũng liên quan đến sai phạm tại khu đất 43ha này trước đó, Bộ Công an cũng đã khởi tố và bắt tạm giam đối với cực Chủ tịch tỉnh Bình Dương là ông Trần Thanh Liêm cùng một loạt quan chức đương nhiệm khác.
Khu “đất vàng” 43ha trước đây được giao cho Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng Công ty 3/2) – doanh nghiệp thuộc tỉnh uỷ Bình Dương.
Ngày 24/11/2004, Tổng Công ty 3/2 đã ký hợp đồng “Đền bù mặt bằng đất đai và đầu tư công trình tạo lực” với Ban quản lý dự án khu liên hợp Công nghệ - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương với số tiền hơn 414 tỉ đồng cho hơn 567ha.
Sau đó, ngày 1/7/2010, Tổng công ty 3/2 ký Hợp đồng thỏa thuận với Công ty Cổ phần bất động sản Âu Lạc thành lập liên doanh - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú (gọi tắt là công ty Tân Phú) với mục đích là đầu tư xây dựng và kinh doanh dự án tại khu đất 43ha thuộc khu đất dịch vụ hơn 567ha của khu liên hợp trên. Trong đó, Tổng Công ty 3/2 góp 60 tỉ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ và Công ty Cổ phần bất động sản Âu Lạc góp 140 tỉ đồng, chiếm 70% vốn điều lệ.
Ngày 29/7/2016, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành công văn số 407 - CV/TU đồng ý chuyển giao 59 khu đất cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý dự án Bình Dương đang được quản lý trực tiếp bởi Tổng Công ty 3/2, trong đó có 43 ha đất nêu trên.
Ngày 8/12/2016, Tổng công ty 3/2 đã tự ý ký Hợp đồng chuyển nhượng 43ha đất này cho công ty Tân Phú với giá hơn 250 tỉ đồng (chỉ khoảng 581.653 đồng/m2). Điều đáng nói, việc chuyển nhượng này không được thông qua Tỉnh uỷ Bình Dương là cơ quan chủ quản của Tổng công ty 3/2.
Năm 2018, công ty Tân Phú khởi công dự án KDC Tân Phú với 1.210 nền đất và nhà phố liền kể, biệt thự đơn lập, song lập, tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng.
Kết quả điều tra của Bộ Công an xác định, việc chuyển nhượng khu đất do TCT 3/2 thực hiện không đúng quy định về thẩm định giá, đấu giá tài sản theo Điều 27, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 (về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp) gây thất thoát hơn 126 tỷ đồng.
Ngày 8/4/2020, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 lãnh đạo Tổng Công ty 3/2 về tội Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Cụ thể ba người bị bắt gồm: ông Nguyễn Văn Minh (65 tuổi, Chủ tịch HĐQT), ông Trần Nguyên Vũ (43 tuổi, Tổng giám đốc) và ông Huỳn Thanh Hải (nguyên phó Tổng giám đốc).
Theo Cơ quan điều tra Bộ Công an, vụ án nằm trong diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Hiện, cơ quan điều tra tạm giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Công ty Tân Phú quản lý vì đây là vật chứng vụ án.
-
Thất thoát đất "vàng": Cựu chủ tịch Bình Dương cùng loạt cán bộ bị bắt
CafeLand - Ông Trần Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh cùng 5 cán bộ lãnh đạo của tỉnh Bình Dương vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra liên quan đến các sai phạm trong quản lý đất đai trên địa bàn.
-
Hà Nội chấm dứt tình trạng sử dụng đất công để cho thuê trái quy định, xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra vi phạm
Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ rà soát, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố. Đồng thời chấm dứt tình trạng sử dụng tài sản công để cho thuê, cho mượn trái quy định…...
-
Kiểm soát chặt việc sử dụng nhà, đất công
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 1076 gửi các bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, đặc biệt là việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết....
-
Chậm di dời trụ sở bộ, ngành, Bộ Xây dựng thừa nhận đôn đốc, giám sát chưa hiệu quả
Trước thực trạng chậm di dời trụ sở bộ, ngành, cơ sở công nghiệp ra khỏi nội đô, Bộ Xây dựng thừa nhận công tác giám sát, đôn đốc chưa thực sự hiệu quả.