Dẫn quy định tại điều 3 trong luật Xây dựng hiện hành, vị lãnh đạo Bộ Xây dựng giải thích công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Các công trình xây dựng phải được liên kết, định vị với đất bao gồm cả phần trên và dưới mặt đất, hoặc trên mặt nước hay dưới mặt nước.
Chiếu theo quy định đó, không có quy định nào thể hiện container là công trình xây dựng. Việc xếp container làm phòng làm việc tạm không phải là hoạt động xây dựng, không được liên kết với mặt đất thì không phải là công trình xây dựng. Cũng có thể cưỡng chế container làm nhà ở, văn phòng trong trường hợp để ở nơi không đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị theo các quy định về trật tự đô thị. Còn trường hợp để trên khu đất được phép xây dựng thì không được cưỡng chế phá dỡ.
Còn theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, việc đặt container làm nhà ở, văn phòng có đúng quy định hay không còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất của khu đất. Theo luật Đất đai thì phải sử dụng đất đúng mục đích dù đất đó có hay không có sổ đỏ. Nếu là đất nông nghiệp thì không được phép đặt container làm nhà ở, văn phòng tạm. Còn nếu là đất xây dựng thì được phép đặt mà không bị cưỡng chế phá dỡ. GS Võ cũng giải thích thêm, việc đặt container làm nhà ở, văn phòng làm việc tạm tại những công trình xây dựng phải được chính quyền cấp tỉnh cho phép.
-
Sử dụng container làm văn phòng, nhà ở: Mỗi nơi hành xử một kiểu!
Việc một số người dân ở TP.HCM sử dụng container làm văn phòng hoặc chỗ ở dường như là giải pháp bất đắc dĩ, khi mà họ không còn nơi để tá túc. Nhưng việc giải quyết chuyện đặt container với mục đích nói trên không phải nơi nào cũng giống nhau.
-
Việc một công dân đang lập thủ tục khởi kiện UBND xã ra tòa án vì bị cưỡng chế container văn phòng đã đặt ra những vấn đề pháp lý khi sử dụng loại công trình này.