CafeLand - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có quyết định về việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Công ty Cho thuê Tài chính II của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank (ALCII) sau 2 tháng công ty này có Quyết định phá sản.

Theo quyết định của NHNN, Agribank có trách nhiệm công bố thông tin việc chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy phép ALCII. Các quyết định về việc thành lập ALCII hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định được ban hành. ALCII là trường hợp công ty tài chính đầu tiên được phép phá sản tại Việt Nam.

Trước đây gần 2 tháng, Tòa án Nhân dân TP HCM đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty này. Tổng nợ ALCII phải trả cho các chủ nợ và khách hàng là trên 10.160 tỷ đồng và hơn 8,5 triệu USD. Trong khi đó, nợ phải thu của ALCII trên 15.700 tỷ đồng và gần 32.400 USD, số dư tồn quỹ còn lại khoảng 19 tỷ đồng.

ALCII là công ty tài chính đầu tiên được phép phá sản tại Việt Nam

Việc phá sản công ty được thực hiện dựa trên quyết định của Toà án Nhân dân TP HCM ngày 15/12/2016. Đồng thời, Công ty hợp danh Quản lý và Thanh lý tài sản Sen Việt được giao làm đơn vị tập hợp, đối chiếu nhằm xác định chủ nợ, người mắc nợ, số nợ cụ thể và danh sách tài sản còn lại của ALCII sau khi tuyên bố phá sản.

Hiện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang “mắc kẹt” một khoản nợ lớn tại ALCII với lo ngại không thu hồi được. Số tiền gốc ACLII còn nợ Bảo hiểm xã hội Việt Nam là 769,3 tỷ đồng chưa bao gồm lãi phát sinh.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng đề xuất chấp thuận phối hợp cùng DATC xử lý khoản nợ của ALCII thông qua DATC dựa trên các phương thức phù hợp của quy định pháp luật nhằm thu hồi tối đa trong điều kiện cho phép các khoản nợ của ALCII tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Bảo hiểm Xã hội cũng đề nghị Hội đồng Quản lý báo cáo Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với tư cách là đơn vị bảo lãnh cho ALCII vay vốn thực hiện trách nhiệm bảo lãnh với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Việc xử lý phá sản ra sao với ALCII có thể sẽ tạo một “tiền lệ” để xử lý các vụ việc phá sản của các công ty tài chính, tổ chức tín dụng phá sản về sau (nếu có).

  • Cố tình nợ thuế vì... luật cho phép?

    Cố tình nợ thuế vì... luật cho phép?

    Tiền phạt chậm nộp thuế thấp hơn tiền lãi gửi ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã cố tình chậm nộp nhằm hưởng lợi từ khoản chênh lệch này. Tổng cục Thuế cho biết, số lượng doanh nghiệp (DN) cố tình nợ thuế với mục đích chiếm dụng tiền ngân sách đang diễn ra phổ biến và đang trở thành xu hướng.

Đình Vũ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.