Thông tin từ Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar cho biết, từ ngày 22 - 25/6 tới đây, cơ quan này sẽ phối hợp với Liên đoàn các Nhà xây dựng Myanmar (MCEF), Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar xúc tiến thương mại, tìm cơ hội giao thương trong lĩnh vực xây dựng.
Hoạt động được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nhu cầu tái thiết khổng lồ tại thị trường Myanmar sau trận động đất lịch sử vừa qua.
Cơ hội lớn xuất khẩu 5 triệu tấn cho các doanh nghiệp ngành thép tại thị trường Myanmar
Dịp này, sẽ có khoảng 15 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp xi măng, sắt, thép, vật liệu và sản phẩm xây dựng... sang Myanmar tìm kiếm cơ hội giao thương, hợp tác.
Phía Myanmar sẽ có sự tham gia của lãnh đạo MCEF cùng hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nhập khẩu và phân phối các mặt hàng như xi măng, sắt thép, vật liệu tường và trần, khung thép, sứ vệ sinh và nhiều sản phẩm xây dựng khác.
Trận động đất 7,9 độ ngày 28/3 xảy ra tại Myanmar được coi là lớn nhất từ năm 1912 đến nay tại Myanmar, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Trận động đất đã phá huỷ, gây hư hại cho trên 65.000 nhà cửa, 2.514 trường học, 6.027 đền chùa, 350 bệnh viện, 170 cây cầu và làm hư hỏng tuyến cao tốc Yangon - Mandalay.
Các nỗ lực tái thiết đang được triển khai. Đối với xi măng, Myanmar còn 6 nhà máy xi măng còn hoạt động, cung cấp khoảng dưới 8 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu hàng năm khoảng 12 triệu tấn và càng tăng vọt sau động đất.
Nhu cầu nhập khẩu sắt thép của Myanmar hiện khoảng 5 triệu tấn/năm, chưa kể nhiều loại sản phẩm, vật liệu xây dựng khác. Với các dự án tái thiết sau động đất tạo nhu cầu rất lớn, là dư địa cho các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ cơ hội xuất khẩu.
Thương vụ Việt Nam tại Myanmar khuyến nghị các doanh nghiệp quan tâm cần cử đại diện có quyền quyết định tham gia đoàn, chuẩn bị kỹ hồ sơ giới thiệu doanh nghiệp bằng tiếng Anh, báo giá và hàng mẫu. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp tăng khả năng chốt đơn ngay tại các buổi làm việc, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tại Myanmar đang rất cấp thiết.
-
Sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, người dân lo sợ thế nào trước các toà chung cư?
Sự kiện động đất mạnh tại Myanmar, Thái Lan vừa qua đã khiến nhiều người phải đối mặt với những suy nghĩ về mức độ an toàn của các công trình xây dựng, đặc biệt là những tòa nhà cao tầng và khu chung cư – những nơi đang là lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình.
-
Động đất 7,7 độ ở Myanmar khiến Hà Nội, TP.HCM rung lắc: Làm gì khi xảy ra động đất?
Hiểu biết về động đất và những biện pháp phòng tránh là cơ sở đầu tiên giúp giảm thiểu những thiệt hại khi động đất xảy ra.
-
Hà Nội, TPHCM rung lắc mạnh do động đất ở Myanmar
Trận động đất có độ lớn 7,3 vừa xảy ra ở Myanmar gây rung lắc cho nhiều khu vực ở Việt Nam như Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh thành khác. Trận động đất có cường độ rất mạnh này được dự báo sẽ còn nhiều dư chấn.






-
215.000 tấn thép HRC Trung Quốc vào Việt Nam trong một tháng, tăng 26 lần so với cùng kỳ
Trong tháng 6/2025, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng HRC khổ rộng 1.880 mm trở lên từ Trung Quốc tăng mạnh, đạt 215.000 tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ.
-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...