Hồi tháng 7/2012, tại hội nghị toàn ngành, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nêu quan điểm rằng, với những khách hàng vay vốn đã khó trả nợ hoặc gần như không thể trả nợ, thì đề lãi suất 0%/năm trên hợp đồng cũng đã khó thu.

Thực tế thời gian qua và hiện nay, vốn trong hệ thống có trạng thái dư thừa, đẩy mạnh cho vay thì khó. Có nhiều nguyên nhân, trong đó lãi suất vẫn là một rào cản đối với nhu cầu.

Đầu năm 2011, trong chuyến công tác các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, người viết tình cờ gặp chuyện của một số chủ hộ xà lan. Họ đang đứng trước nguy cơ phá sản và thất nghiệp. Nguyên do, kinh doanh kém đi, lãi suất leo thang, nặng nợ ngân hàng.

Đây là những hộ dân doanh, dùng xà lan chuyên chở nông sản, vật liệu xây dựng ngang dọc các tỉnh miền Tây. Thị trường bất động sản “đóng băng”, nhu cầu xây dựng suy giảm, lượng đơn hàng mỏng đi và các khoản vay nặng vai hơn.

Thực tế, ở nhóm đối tượng vay vốn này, nợ xấu lúc đó đã bắt đầu phát sinh tại một số ngân hàng thương mại. Một cuộc gặp giữa chính quyền địa phương, các hộ dân và đại diện ngân hàng diễn ra. Một số nhà băng tuyên bố, hoặc nêu định hướng sẽ nhanh chóng giảm lãi vay, từ khoảng 18 - 22%/năm tùy món xuống khoảng 14 - 15%/năm, cá biệt có thể xuống 11%/năm (thấp hơn cả lãi suất huy động lúc đó).

Quan điểm phía ngân hàng đưa ra rằng, với những hộ dân này, môi trường kinh doanh xấu đi nhanh chóng, năng lực trả nợ đã khó huống chi thu được lãi suất cao. Giảm lãi suất cho họ là một cách hỗ trợ cần thiết.

Chúng tôi hiểu là ngân hàng cũng cần lợi nhuận. Đã vay rồi thì biết làm sao. Những hộ đã bỏ cuộc thì thôi, có lẽ cũng không cứu được bằng lãi suất. Nhưng với ai đang bám trụ được, có cơ hội kinh doanh tốt lên thì cần giảm lãi suất để hỗ trợ, để bớt gánh nặng mà làm ăn, có tiền thì trả nợ càng tốt hơn... Anh Tiến, chủ hộ xà lan

Bẵng đi hai năm, chiều muộn 14/5, anh Tiến - một trong số hộ dân nói trên - gọi điện cho người viết. Anh biết Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa kêu gọi các ngân hàng thương mại tiếp tục xem xét hạ lãi suất cho các khoản nợ cũ về tối đa 13%/năm, lãi suất huy động và các lãi suất điều hành vừa có thêm nhịp giảm.

Anh Tiến kể, sau cuộc gặp giữa chính quyền địa phương và đại diện các ngân hàng hai năm trước, kỳ thực lãi suất đã không được điều chỉnh như những tuyên bố và định hướng. Các hộ dân cũng đã nhiều lần gửi đơn xin xem xét lên ngân hàng.

Như trường hợp của anh Tiến, có 3 món vay trung và dài hạn. Hiện một món đến nay mới được giảm về 13%/năm, một món đang là 16,5%/năm và một món (liên quan đến bất động sản, mua nhà để ở) vẫn treo tới 18,6%/năm. Hai năm đằng đẵng mới được lùi dần, mà hiện vẫn còn cao vậy.

“Nhà báo xem có cách nào phản ánh được không? Chúng tôi đã làm đơn nhiều lần xin xem xét, nhưng chi nhánh ngân hàng vẫn trả lời là để báo cáo về hội sở, hội sở thì mãi không thấy đâu. Mà nữa, các chi nhánh thì thời gian rồi có thay đổi lãnh đạo, cán bộ tín dụng, nên càng khó trình bày để họ hiểu những chuyện trước đây”, anh Tiến đặt vấn đề.

Cũng theo chủ hộ xà lan này, trong năm 2012 và đầu 2013, một số hộ dân quá khó khăn và không đủ sức trả được nợ. Lãi suất cho vay có giảm hay không cũng không nhiều ý nghĩa nữa, bởi phía ngân hàng đang phối hợp với các đầu mối chức năng đưa ra xử lý. Những hộ còn bám trụ, mong mỏi lúc này là làm sao lãi vay giảm xuống, được 13%/năm như kêu gọi của Thống đốc là đáng mừng.

“Chúng tôi hiểu là ngân hàng cũng cần lợi nhuận. Đã vay rồi thì biết làm sao. Những hộ đã bỏ cuộc thì thôi, có lẽ cũng không cứu được bằng lãi suất. Nhưng với ai đang bám trụ được, có cơ hội kinh doanh tốt lên thì cần giảm lãi suất để hỗ trợ, để bớt gánh nặng mà làm ăn, có tiền thì trả nợ càng tốt hơn. Tiêm thuốc lúc này cần đúng người, người có thể sống và sẽ khỏe lên”, anh Tiến nói, cùng với sự khấp khởi khi lượng đơn hàng vận tải của một số hộ gần đây đã tăng lên, hy vọng sẽ tiếp tục tăng.


Thực tế thời gian qua và hiện nay, vốn trong hệ thống có trạng thái dư thừa, đẩy mạnh cho vay thì khó. Có nhiều nguyên nhân, trong đó lãi suất vẫn là một rào cản đối với nhu cầu.

Hồi tháng 7/2012, tại hội nghị toàn ngành, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nêu quan điểm rằng, với những khách hàng vay vốn đã khó trả nợ hoặc gần như không thể trả nợ, thì đề lãi suất 0%/năm trên hợp đồng cũng đã khó thu.

Đó cũng là dẫn chứng để ông kêu gọi các tổ chức tín dụng rút lãi suất cho nợ cũ về tối đa 15%/năm, giảm bớt gánh nặng cho những nỗ lực bám trụ, phục hồi của khách hàng. Một khi họ trở lại, khả năng trả nợ cũng như mối quan hệ với ngân hàng sẽ càng tốt hơn mà thôi.

Lần này, khuyến nghị xem xét giảm lãi suất cho vay về tối đa 13%/năm tiếp tục được chờ đợi và hy vọng. Nếu thực hiện được, tăng trưởng tín dụng của hệ thống sẽ có thêm động lực để chuyển biến rõ hơn.

Thực tế thời gian qua và hiện nay, vốn trong hệ thống có trạng thái dư thừa, đẩy mạnh cho vay thì khó. Có nhiều nguyên nhân, trong đó lãi suất vẫn là một rào cản đối với nhu cầu.

Đơn cử như, trước kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa qua, tại Đồng Nai, đầu mối chức năng cùng hiệp hội doanh nghiệp phối hợp với các ngân hàng thương mại tổ chức cuộc đối thoại và xúc tiến tiếp vốn. Mà kết quả thì, đại diện một ngân hàng tham gia thở dài: “Thật buồn và bí bách sao đó. Người của các ngân hàng tham gia sự kiện lại áp đảo so với người của doanh nghiệp đến tìm hiểu”…

Minh Đức (VnEconomy)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.