Nhận định về thị trường từ nay đến cuối năm là khó khả quan. Chủ đầu tư các dự án bất động sản, nếu không “giải quyết” được hàng hóa thì con số dư nợ sẽ tiếp tục tăng lên.

Chủ đầu tư không “giải quyết” được hàng, dư nợ sẽ tiếp tục tăng lên

Đó là nhận định của bà Đỗ Thị Loan –Tổng thư ký Hiệp hội BĐS TP.HCM trả lời báo chí tại buổi Đại hội nhiệm kỳ III của Hiệp hội bất động sản (BĐS) Việt Nam vào ngày 16/7.

Khó khăn về thị trường bất động sản cả về nguồn vốn, đến thanh khoản của thị trường đang là những vấn đề tâm điểm của thị trường. Gần đây đã có nhiều hội thảo về tín dụng đã được tổ chức nhằm tháo gỡ nhưng khó khăn này. Bộ Xây dựng cũng đã trình lên Chính phủ những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về tín dụng bất động sản.

Trong khi đó, Chính phủ vẫn kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm nay, kiên quyết thắt chặt tín dụng đặc biệt trong lĩnh vực phi sản xuất (trong đó có bất động sản) tiếp tục giảm tỷ lệ dư nợ phi sản xuất từ 22% vào tháng 6 xuống 16% vào cuối tháng 12/2011.

Bà Loan cho rằng, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ thì tình hình BĐS Việt Nam nói chung từ nay đến cuối năm không khả quan lắm. Nếu nói “đóng băng” thị trường thì không hoàn toàn đúng, mà thị trường vẫn có một số phân khúc vẫn có giao dịch vấn đề là nhiều hay ít. Nếu chủ đầu tư dự án đưa ra dự án tốt có vị trí đắc địa và đáp ứng nhu cầu ở của người dân thì chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu ở của người dân. Thị trường trầm lắng hiện nay là do đầu tư lướt sóng đã ít đi rất nhiều, và sẽ tiếp tục giảm đi.

Mới đây, t rong phiên họp ngày 13 / 7 của UBND thành phố Hà Nội, những con số về dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn Thành phố đã được công bố. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ dư nợ BĐS của Hà Nội đạt 6,9% tổng dư nợ tín dụng (555.238 tỷ đồng) tương đương 38.320 tỷ đồng. Con số này cho thấy, không có nhiều đột biến so với các năm trước, xem ra việc siết tín dụng lại ít tác động đối với hoạt động kinh doanh BĐS trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều dự án bất động sản trên địa bàn bị đình trệ, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Minh - Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng đó là việc đình trệ hàng loạt dự án do chờ quy hoạch chung của T hủ đô. Hơn 700 đồ án, dự án nhất là những dự án nằm trên địa bàn Hà Tây cũ phải tạm ngừng để Thành phố rà soát, khớp nối với quy hoạch chung vào cuối năm 2009.

Bình luận về con số này, Bà Đỗ Thị Loan cho biết, Hà Nội công bố dư nợ hơn 38000 tỷ đồng, còn ở những tỉnh thành khác, đặc biệt là TP.HCM con số cụ thể chưa biết thế nào nền cung chưa đánh giá được điều gì. Nhưng dù sao ở phía Nam luôn cho rằng người dân Hà Nội lúc nào cũng có nhiều tiền hơn TPHCM và theo đánh giá của Hiệp hội TP.HCM thì dòng tiền vào BĐS từ Hà Nội vẫn nhiều hơn TP.HCM. Về số dư nợ 38 ngàn tỷ đồng, từng doanh nghiệp cần cố gắng giải quyết sao cho thật tốt nguồn cung hàng bởi chỉ có cách doanh nghiệp bán được hàng thì mới có tiền trả nợ ngân hàng. Nếu doang ngiệp không giải quyết được, với mức lãi suất tăng cao thì món nợ này sẽ tiếp tục tăng lên.

Những đánh giá chung của các chuyên gia BĐS đều cho rằng, với chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ không có thay đổi gì đột biến, thì thị trường bất động sản sẽ tiếp tục còn khó khăn.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng với việc siết tín dụng, nhiều khoản nợ ngân hàng sẽ trở thành nợ xấu dẫn đến tình trạng bán tháo bất động sản, gây ra “bong bóng” quy mô lớn. Nhưng vấn đề này, ngân hàng nhà nước khẳng định nợ xấu của bất động sản vẫn trong tình hình có thể kiểm soát được. Nhiều chuyên gia cũng khẳng định thị trường bất động sản khó có thể vỡ “bong bóng” như nhiều người lo ngại.

Ông Phan Thành Mai - Tổng G iám đốc Công ty cổ phần Quỹ Đầu tư BĐS VPReit cho biết , phân khúc thị trường khác nhau dẫn đến dòng sản phẩm khác nhau trong khi sản phẩm bình dân đang còn thiếu thì không có lý do gì thị trường phân khúc này vỡ. Nhà ở thấp tầng ở Hà Nội cũng đang thiếu. Sản phẩm thực tế thiếu, đô thị hóa tăng, nhu cầu nhà ở thực thiếu vì vậy lượng sản phẩm thiếu và việc nhìn góc độ bong bóng là không chính xác.

Hiện các chủ đầu tư vẫn đang có lợi nhuận nếu giá nhà ở có giảm xuống một chút cũng chưa ảnh hưởng lớn đến chủ đầu tư. Do tính thanh khoản yếu, nên thị trương hiện đang ở giai đoạn chững điều này là hết sức bình thường chứ không phải đặc biệt.

Vài năm trở lại đây thị trường không sụt giảm. Với chính sách hiện tại chống lạm phát của Chính phủ rất đúng đắn kèm theo đó là các chính sách điều hành. Nếu như chính sách thay đổi thì sẽ tác động tích cực đối với thị trường hỗ trợ cho doanh nghiệp. Nếu không thay đổi chính sách thì tuy theo phân khúc nếu phân khúc thị trường con thiếu sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhu cầu vẫn ở mức cao.
Theo Phạm An (Cafef)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.