Cầu Nam Lý nằm trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp được khởi công xây dựng từ năm 2016 nhằm thay thế cho cống đập Rạch Chiếc nhỏ hẹp, xuống cấp.
Đây là cây có ý nghĩa lớn với giao thông khu vực khi nằm trên tuyến giao thông huyết mạch kết nối đại lộ Võ Nguyên Giáp (Xa lộ Hà Nội, quận Thủ Đức cũ) với đường Nguyễn Duy Trinh (quận 9 cũ).
Mặc dù vậy, đến tháng 4/2019, dự án phải dừng thi công sau khi đã đạt tiến độ 40% do nhiều nguyên nhân. Trong đó, khó khăn lớn nhất là khâu đền bù, giải phóng mặt bằng.
Sau nhiều năm nằm “phơi sương”, dự án được tái khởi công trở lại vào đầu năm 2023 khi các hộ dân lần lượt bàn giao mặt bằng.
Dự án xây dựng cầu Nam Lý có tổng mức đầu tư 919 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 423 tỉ đồng, bồi thường giải phóng mặt bằng 403 tỉ đồng và các chi phí khác.
Theo thiết kế cầu Nam Lý dài 750 m, trong đó phần cầu dài 449m, rộng 20m, đường dẫn rộng từ 30-37m.
Vào tháng 10/2023, sau gần 7 tháng tái khởi công, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố (Ban Giao thông) cùng nhà thầu đã tổ chức hợp long nhịp chính đơn nguyên 1 cầu Nam Lý. Đồng thời, đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp thông xe cầu Nam Lý vào dịp 2/9/2024.
Ghi nhận thực tế công trường dự án những ngày đầu năm 2024, nhiều công nhân, phương tiện máy móc đang tập trung thi công. Bên cạnh hạng mục quan trọng là hai nhánh cầu vượt, nhà thầu thi công cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ đường dẫn hai đầu cầu.
Do công trình đang rào chắn để thi công nên việc qua lại của người dân hiện gặp khá nhiều khó khăn.
Cầu Nam Lý khi hoàn thành không chỉ có ý nghĩa lớn với giao thông qua lại trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp và cả khu vực. Dự án này còn có vai trò quan trọng với nhiều dự án bất động sản đã và đang mọc lên dọc đường Đỗ Xuân Hợp.
-
Người dân trả mặt bằng, cầu hơn 900 tỉ đồng ở TP. Thủ Đức tái khởi công
Sau nhiều năm “đắp chiếu” vì vướng mặt bằng, cầu Nam Lý nằm trên tuyến đường quan trọng Đỗ Xuân Hợp, TP. Thủ Đức đang được tái khởi công. Khi công trình này hoàn thành sẽ giải quyết bài toán giao thông khu vực cho người dân. Đồng thời, các dự án bất động sản quanh khu vực cũng sẽ được hưởng lợi.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.