Hình minh họa.
Hình thức đầu tư công không khả thi
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về việc triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.
Thủ tướng nhận định, tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải có ý nghĩa hết sức quan trọng, kết nối nhiều tỉnh, thành phố. Bên cạnh tuyến đường ven biển, đầu tư tuyến đường bộ cao tốc sẽ tạo động lực phát triển khu vực phía Nam Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Trong đó, đoạn tuyến Ninh Bình -Hải Phòng - Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận UBND tỉnh Nam Định chủ trì nghiên cứu triển khai theo hình thức PPP trong giai đoạn 2017 - 2021.
Qua nghiên cứu, UBND các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình đã đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng sang đầu tư công trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Tiến hành lấy ý kiến các cơ quan liên quan, Thủ tướng kết luận, hiện nay điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, các nguồn vốn nhà nước cơ bản đã phân bổ hết, nên việc chuyển đổi sang hình thức đầu tư công là không khả thi. Thủ tướng thống nhất tiếp tục nghiên cứu đầu tư đoạn tuyến cao tốc này theo phương thức đối tác công tư, hình thức hợp đồng BOT do nhà đầu tư đề xuất. Thủ tướng lưu ý cần rà soát triển khai chặt chẽ, theo đúng quy định.
Hình minh họa.
Giao giao UBND tỉnh Thái Bình quản lý dự án BOT
Cũng trong kết luận mới nhất, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với Dự án BOT.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT, Bộ KH- ĐT và Bộ TN-MT rà soát thủ tục, hướng dẫn UBND tỉnh Thái Bình chuẩn bị triển khai, trình phê duyệt đầu tư Dự án BOT bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình có nhiệm vụ thành lập Tổ công tác chuẩn bị triển khai Dự án. Trong đó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình sẽ làTổ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng; đại diện lãnh đạo các Bộ ngành làm thành viên Tổ công tác.
Trên cơ sở quy hoạch, tư vấn, các đơn vị tiếp tục nghiên cứu đề xuất hướng tuyến ngắn nhất, tránh tối đa việc đi qua khu đô thị, khu đông dân cư để giảm chi phí giải phóng mặt bằng, bảo đảm khả thi, hiệu quả tối ưu.
Về công tác giải phóng mặt bằng, các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình rà soát chặt chẽ, tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đoạn tuyến cao tốc đi qua địa bàn từng địa phương kịp thời, hiệu quả từ nguồn vốn ngân sách địa phương theo đúng quy định. Các bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có).
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị, triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.
Tháng 4/2017, 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình có cuộc họp và thống nhất cần thiết phải xây dựng tuyến đường cac tốc qua 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình với chiều dài khoảng trên 80km. Tổng mức đầu tư dự kiến 12.500 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 8.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác là 1.500 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư là 3.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ 2017-2021, hoàn vốn trong khoảng 25 năm.
-
Nghiên cứu đầu tư cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình theo hình thức PPP
CafeLand - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý UBND tỉnh Nam Định nghiên cứu bổ sung đoạn tuyến qua tỉnh Thái Bình vào đoạn cao tốc Ninh Bình đến Nam Định thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh theo hình thức PPP (Đối tác công tư).





-
Ninh Bình hợp long cây cầu gần 700 tỷ
Sáng 13/5, những nhịp cuối cùng của cầu vượt sông Đáy được hợp long, nối liền đôi bờ giữa hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Ninh Bình....
-
Phát triển công nghiệp văn hóa - ‘Đòn bẩy’ chiến lược để du lịch Ninh Bình cất cánh
Để du lịch Ninh Bình tiếp tục phát triển bền vững, có chiều sâu và mang lại giá trị kinh tế cao, đạt được những thành tựu mới, chúng ta cần một “cú hích”, một đòn bẩy chiến lược - và đó chính là công nghiệp văn hóa....
-
Ninh Bình khởi công nhà máy gần 1.400 tỷ đồng, tạo hàng nghìn việc làm cho người lao động
Ngày 8/5, tại Cụm công nghiệp Văn Phong (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), Công ty TNHH công nghệ BEI KE YUAN đã khởi công Nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô và thiết bị xử lý môi trường công nghệ cao. Khi hoàn thành sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho người...