Thẻ tín dụng có rất nhiều ưu điểm như nhanh gọn, tiện lợi, được hoàn lại % tiền khi mua hàng thanh toán bằng thẻ, nhiều khuyến mãi khi xem phim, mua sắm, rút tiền mặt… nhưng không phải ai cũng biết cách dùng thẻ đúng cách, an toàn.
Với những thông tin cá nhân trên thẻ tín dụng cộng với thói quen cẩu thả đã khiến nhiều người đau đầu khi chẳng may bị hack tài khoản.
Rất nhiều trường hợp chủ thẻ hoảng hốt khi liên tục nhận được tin nhắn báo về điện thoại di động về việc phát sinh giao dịch qua thẻ MasterCard diễn ra trong quãng thời gian rất ngắn chỉ mấy chục phút. Điều đáng nói, tại thời điểm đó thẻ vẫn nằm trong ví và chủ thẻ hoàn toàn không có bất kỳ giao dịch nào trong quãng thời gian trên.
Một số chủ thẻ, khi đi mua sắm hoặc ăn uống tại các nhà hàng đã không ngần ngại đưa thẻ tín dụng cho nhân viên thanh toán. Và vô hình chung thông tin của mình có thẻ bị kẻ xấu sao chép.
Đặc điểm của thẻ thanh toán là tất cả thông tin sẽ hiển thị trên mặt thẻ như họ tên chủ thẻ, số thẻ, ngày tháng hết hạn, số CVV/CVC (mã xác minh)… Khi ghi lại những thông tin này, kẻ gian có thể hack tiền qua thanh toán, mua hàng online, và nguy cơ bị đánh cắp thông tin thẻ và phát sinh những giao dịch gian lận là rất lớn.
Lời khuyên từ các chuyên gia ngân hàng: Khi thanh toán tại cửa hàng, chủ thẻ nên chủ động thực hiện việc quẹt thẻ tại bàn hoặc tại quầy thanh toán. Chủ thẻ không cung cấp thông tin (tên truy cập/mật khẩu truy cập/tên truy cập/mã OTP) và thẻ (số thẻ/mã PIN/ngày hết hạn/mã CVV/mã CVC) cho bất kỳ ai.
Khi thực hiện giao dịch, chủ thẻ cần gọi điện thoại nhằm xác minh người đề nghị thực hiện giao dịch tránh việc đối tượng gian lận giả mạo danh tính người quen để lừa đảo. Ngoài ra, chủ thẻ nên thực hiện giao dịch tại các website uy tín. Và đăng xuất khỏi tài khoản sau khi hoàn thành giao dịch.
Khi thanh toán quẹt thẻ trực tiếp tại quầy, chủ thẻ cần che mã PIN khi thực hiện giao dịch quẹt thẻ. Khi thực hiện giao dịch online, chủ thẻ cần chủ động khóa/mở ví điện tử để kiểm soát các giao dịch.