Bộ Giao thông vận tải công bố danh sách 11 cảng cạn tại Việt Nam, trong đó bổ sung thêm cảng Tân Cảng Long Bình giai đoạn 1 tại Biên Hòa, Đồng Nai với diện tích khai thác 105ha – trở thành cảng cạn có diệ tích lớn nhất tại Việt Nam.

Việt Nam hiện có 11 cảng cảng đang hoạt động. Ảnh minh họa

Thêm 1 cảng cạn được bổ sung vào danh mục

Cụ thể, danh sách cảng cạn đang hoạt động tại Việt Nam trong danh sách của Bộ GTVT bao gồm: Cảng cạn (ICD) Hải Linh (Phú Thọ); Cảng cạn Km 3+4 Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng; Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình; Cảng cạn Hoàng Thành; Cảng cạn Long Biên; Cảng cạn Tân Cảng Hà Nam; Cảng cạn Phúc Lộc - Ninh Bình; Cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch; Cảng cạn Tân Cảng Quế Võ và cảng cạn Tân Cảng Long Bình giai đoạn 1.So với năm 2022, danh sách này bổ sung thêm cảng cạn Tân Cảng Long Bình.

Được biết, cạn Tân Cảng Long Bình giai đoạn 1 tại được Bộ GTVT công bố mở cửa vận hành từ đầu năm 2023, vị trí đặt tại phường Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai. Cảng cạn Tân Cảng Long Bình có diện tích giai đoạn 1 là 24,8ha.

Cơ sở này có diện tích khai thác 105ha, gồm 30 kho hàng, tổng diện tích gần 500.000m2 được xây dựng theo tiêu chuẩn cao. Hiện tại, đây là cảng cạn có hệ thống kho hàng rộng lớn nhất tại Việt Nam.

Cảng cạn Tân Long Bình. Ảnh: ICD

Cảng cạn Tân Cảng Long Bình được xây dựng để thực hiện nhiều chức năng khác nhau như kho ngoại quan, kho nội địa, kho CFS (kho chuyên dùng để lưu trữ hàng lẻ xuất nhập khẩu), kho phân phối, kho mát, kho lạnh, kho hóa chất nguy hiểm và các loại kho được thiết kế riêng biệt theo nhu cầu của khách hàng.

Doanh nghiệp địa phương đánh giá cảng cạn Tân cảng Long Bình hỗ trợ đơn vị kinh doanh thực hiện chuyển giao hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau. Đặc biệt, việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng xe tải, xe bồn được triển khai dễ dàng và hiệu quả hơn, an toàn hơn. Với tiện ích và vị trí địa lý thuận lợi, cảng cạn Tân cảng Long Bình sẽ hỗ trợ cho cụm cảng nước sâu khu vực Cái Mép và cảng hàng không Long Thành trong tương lai.

Khi các doanh nghiệp phát hành vận đơn trực tiếp, đưa hàng hóa xuất nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại Cảng cạn Tân Cảng Long Bình sẽ góp phần giảm tải, hạn chế các ùn tắc hàng hóa tại các cảng biển của TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng như các khu vực khác. Điều này góp phần hỗ trợ rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Tiềm năng khai thác logistics của Đồng Nai

Theo Cục Hải quan Đồng Nai, chỉ tính riêng năm 2022, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục tại hải quan tỉnh đã đạt trên 40 tỉ USD, tăng 7% so với năm 2021, và tăng 37% so với bình quân 5 năm trước đây.

Trong số 4.000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, có 1.300 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với lưu lượng hàng hóa kinh doanh và kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng đều hàng năm.

Đồng Nai là tỉnh đang có số KCN đang hoạt động nhiều nhất cả nước. Ảnh minh họa

Trên thực tế, Đồng Nai là tỉnh đang có số KCN đang hoạt động nhiều nhất cả nước, 31 KCN. Tỉnh đỉnh hướng đẩy mạnh đầu tư cho công nghiệp thông qua quy hoạch đất. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, ba KCN được Đồng Nai quy hoạch mở rộng là khu công nghiệp Long Khánh (Thống Nhất), khu công nghiệp Dầu Giây và khu công nghiệp Tân Phú (Tân Phú) với diện tích mở rộng là 745 ha.

Tổng diện tích các khu công nghiệp đầu tư mới là hơn 4.300 ha gồm khu công nghiệp Hàng Gòn (TP Long Khánh), khu công nghiệp đô thị dịch vụ Xuân Quế (Cẩm Mỹ), khu công nghiệp dịch vụ cảng Phước An (Nhơn Trạch); Bàu Xéo 2 (Trảng Bom).

Đồng Nai nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống cơ sở hạ tầng đường thủy, đường bộ phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ logistics. Lợi thế này giúp Đồng Nai đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng hóa của hơn:

Cụ thể, Đồng Nai liền kề TP.HCM, nằm giữa 4 vùng kinh tế trọng điểm và mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện nối liền Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên, toàn bộ đồng bằng Sông Cửu Long và là cửa ngõ trọng yếu phía đông của TP.HCM.

Tỉnh Đồng Nai đã có phương án quy hoạch cở sở hạ tầng, tận dụng lợi thế vị trí: từ mạng lưới giao thông quốc gia đến hệ thống đường kết nối liên tỉnh, liên huyện. Các công trình hạ tầng hiện hữu, những hệ thống giao thông liên kết kinh tế chính của địa phương gồm có: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc Nam, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Về đường sắt, tỉnh Đồng Nai hiện chiếm hơn 5% tổng chiều dài đường sắt Việt Nam, với 8 nhà ga đường sắt để vận tải hàng hóa và con người. Đặc biệt, theo dự kiến, dự án sân bay quốc tế Long Thành với năng suất phục vụ 100 triệu khách/năm, luân chuyển hàng hóa hơn 5 triệu tấn/năm.

Bá Di
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.