Sau hai tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ và Bùi Viện, sắp tới người dân TP.HCM và du khách sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn khi hai tuyến phố đi bộ mới trên địa bàn quận 3 được thực hiện.
Một trong hai tuyến phố này sẽ nằm ở khu vực Hồ Con Rùa – một địa danh nổi tiếng và lâu đời gắn liền với nhiều biến cố thăng trầm của TP.HCM. Hồ Con Rùa còn có tên gọi chính thức khác là Công trường Quốc tế, đây cũng là nút giao thông của các tuyến đường nội đô như Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần.
Tên gọi Hồ Con Rùa gắn liền với hình dạng của cụm công trình bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100m, hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội trên lưng bia đá lớn. Ở giữa là 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa.
Trong vòng bán kính hơn 500m, từ Hồ Con Rùa kết nối với nhiều địa danh nổi tiếng của thành phố như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, Dinh Độc Lập… hiện tại bao quanh khu vực này là rất nhiều nhà hàng, quán ăn, café hoạt động nhộn nhịp. Đây cũng là khu vực có nhiều cây xanh thoáng mát.
Theo kế hoạch xây dựng phố đi bộ Hồ Con Rùa sẽ tăng mảng xanh 230%, tăng chỗ ngồi 250% so với hiện hữu. Các hạng mục kiến trúc trong quần thể hồ có giá trị văn hóa, lịch sử được lắp hệ thống chiếu sáng, nhạc nước mang tính thẩm mỹ để phục vụ người dân. Vỉa hè các đường xung quanh hồ như Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân, Võ Văn Tần sẽ được xây mái che với tổng chiều dài 3.200m.
Phố đi bộ thứ hai ở quận 3 là một đoạn dài 600m thuộc tuyến đường Nguyễn Thượng Hiền. Tuyến phố này sẽ bắt đầu từ vòng xoay Dân Chủ đến đường Nguyễn Đình Chiểu.
Đây cũng là tuyến phố có hoạt động buôn bán nhộp nhịp, cửa hàng nằm san sát nhau. Sau khi trở thành phố đi bộ dự kiến tuyến đường này sẽ đón từ 5.500 đến 7.000 lượt khách mỗi ngày.
Sự ra đời của hai tuyến phố đi bộ mới kỳ vọng mang đến cho người dân và du khách một không gian sinh hoạt văn hóa, kết hợp thương mại, dịch vụ và thúc đẩy nền kinh tế ban đêm phát triển. Tuy nhiên, vì đây là những tuyến đường nằm tại khu vực trung tâm nên một thách thức không nhỏ là bài toán giao thông cần được tính toán phù hợp.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.