Cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội là yêu cầu cấp thiết, song thực tế triển khai lại rất khó khăn. Ngoài dự án tập thể Nguyễn Công Trứ có quy mô toàn khu, những dự án thực hiện thời gian qua đều nhỏ lẻ, từng tòa nhà, hầu hết thuộc dạng nhà xây dựng đã quá lâu nguy hiểm phải di dời xây dựng lại khẩn cấp. Có quá nhiều "ẩn số" về hiệu quả kinh tế, về lợi ích doanh nghiệp, lợi ích người dân và vì thế "bài toán" cải tạo bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại vẫn chưa tìm được
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 1.000 nhà chung cư cũ, hầu hết được xây dựng từ năm 1980 trở về trước, đến nay hầu hết đã hư hỏng, xuống cấp. Nhiều nhà lún sụt, kết cấu chịu lực bị phá hủy, thuộc dạng nguy hiểm phải di dời khẩn cấp để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của các hộ dân. Thế nhưng, khi triển khai cải tạo đã vấp phải sự phản đối của người dân bởi sự đan xen quyền lợi khác nhau. Thực tế, đã có một số nhà nguy hiểm được xây dựng lại nhưng cũng có không ít dự án "đắp chiếu" sau nhiều năm.
Ảnh: Đàm Duy
Trong số 85 chung cư cũ được kiểm định trước mùa mưa bão năm 2014, có 3 công trình là đơn nguyên 3 nhà C8 tập thể Giảng Võ (Ba Đình), nhà tập thể P16A Thụy Khuê (Tây Hồ) và đơn nguyên 1 và 3 tập thể Bộ Tư pháp, phố Kim Mã Thượng (Ba Đình) rơi vào nhóm nguy hiểm cấp D. Đây là cấp nguy hiểm cao nhất, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, buộc phải di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi công trình. Nếu nhà C8 Giảng Võ là dạng nhà lắp ghép tấm lớn, 5 tầng và tập thể Bộ Tư pháp là nhà xây, 5 tầng sử dụng từ lâu, đã xuống cấp, hư hỏng thì nhà P16A Thụy Khuê, cao 2 tầng, bị lún nứt, nghiêng trong quá trình thi công công trình 18 Thụy Khuê.
Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân và hướng tới mục tiêu lâu dài là cải thiện diện mạo đô thị văn minh, hiện đại, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định di dời các hộ dân sinh sống tại đơn nguyên 3 nhà C8 Giảng Võ và tập thể P16A Thụy Khuê, giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm tổ chức việc di dời. Mặc dù vậy, nhiều hộ dân không chịu di chuyển và vẫn sống trong những căn hộ tại 2 tòa chung cư này. Lý do với nhà C8 Giảng Võ là sau khi được chống đỡ tạm thời để tránh sụp đổ kết cấu cầu thang, các hộ dân đã không đồng ý di chuyển vì cho rằng… căn nhà vẫn bảo đảm an toàn! Còn tập thể P16A Thụy Khuê, mặc dù đã bố trí nhà tạm cư nhưng UBND quận Tây Hồ và phường Thụy Khuê mới di dời 13 hộ dân, còn 16 hộ không đồng ý di chuyển với lý do chưa thống nhất với chủ đầu tư việc bồi thường, tái định cư. Riêng đơn nguyên 1 và 3 tập thể Bộ Tư pháp, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản chấp thuận báo cáo kết quả kiểm định 85 chung cư cũ trên địa bàn, trong đó 2 đơn nguyên này là công trình nguy hiểm cấp D. Chắc chắn nay mai các hộ dân cũng sẽ phải di dời theo quy định, thế nhưng không ai bảo đảm rằng sẽ không vấp phải sự nghi ngờ, phản đối của các hộ dân như trường hợp nhà C8 Giảng Võ hay P16A Thụy Khuê.
Những năm gần đây, có khá nhiều chung cư cũ nguy hiểm đã được phá dỡ, xây dựng lại. Điển hình như I1, I2, I3 Thái Hà, bị nghiêng lún, nứt nghiêm trọng, giờ đã "lột xác" thành tòa nhà chung cư hiện đại 165 - Thái Hà. Hay D2 Giảng Võ, C7 Giảng Võ cũng đã được phá dỡ, xây dựng lại… Song, bên cạnh đó cũng có không ít dự án hiện vẫn "đắp chiếu". Nhà B6 Giảng Võ, mấy năm trước nổ ra cuộc tranh luận "nảy lửa" giữa những hộ dân đồng tình di dời và những hộ dân chưa muốn di dời rằng, liệu có đúng nó thuộc dạng nguy hiểm cấp D hay không? Thậm chí, người ta còn nghi ngờ kết luận "nhà nguy hiểm cấp D" là hành động "tiếp tay" cho nhà đầu tư "nhảy vào" dự án nhằm mục đích thương mại. Sau đó, người ta đặt vấn đề về năng lực nhà đầu tư và yêu cầu phải để cho chính các hộ dân chọn nhà đầu tư xây dựng lại nhà cho mình… Hậu quả là đến nay, dự án này vẫn đang quây hàng rào. Tương tự là nhà C1 Thành Công, sau nhiều năm di dời, phá dỡ, khởi công… vẫn chưa thống nhất được phương án bồi thường, tái định cư. Trước sự chậm trễ đó, UBND thành phố đã có văn bản chỉ đạo UBND quận Ba Đình và nhà đầu tư chủ động gặp các hộ dân; thông báo phương án bồi thường, tái định cư; nếu được các hộ dân đồng tình thì tiếp tục triển khai. Nếu ngược lại, báo cáo thành phố thay chủ đầu tư.
Theo ông Nguyễn Phong Cầm, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình, việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, kể cả nhà thuộc dạng nguy hiểm cấp độ cao nhất, không đơn giản bởi trước hết là sự đan xen nhiều quyền lợi khác nhau của các hộ dân. Cùng với đó, hầu hết chung cư cũ trên địa bàn thành phố đều đã bán theo Nghị định 61/CP, giờ thuộc sở hữu riêng nên việc tổ chức di dời không dễ. Đơn cử nhà C8 Giảng Võ, sau khi các hộ dân có ý kiến cho rằng, công trình có thể bảo đảm an toàn sau khi gia cố, chống đỡ tránh sụp đổ kết cấu cầu thang, UBND quận cũng có văn bản báo cáo UBND thành phố, đề nghị làm rõ dự án triển khai theo phương án xây dựng lại nhà nguy hiểm hay xây dựng lại chung cư cũ.
Cho rằng còn nhiều vướng mắc trên thực tiễn xử lý nhà chung cư nguy hiểm, Trưởng phòng Quản lý - Phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội) Vũ Ngọc Đạm cảnh báo, quy định kiểm định chất lượng công trình mới chỉ quan tâm đến các thông số kỹ thuật mà chưa quan tâm đến các yếu tố tác động môi trường sống, các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến điều kiện sử dụng. Đặc biệt, Hà Nội có nhiều chung cư lắp ghép tấm lớn, xây dựng từ trước 1997 khi chưa có quy chuẩn yêu cầu thiết kế kháng chấn nên nếu xảy ra động đất sẽ là mối nguy hiểm lớn. Trong khi qua kiểm định, phần lớn công trình thuộc nhóm nguy hiểm cấp C (nguy hiểm từng bộ phận), chưa có chế tài xử lý, yêu cầu di dời các hộ dân đang cư trú. Chỉ một bộ phận bị phá hủy sẽ dẫn đến phá hủy toàn bộ công trình nên tính chất nguy hiểm cũng không kém…
Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân và hướng tới mục tiêu lâu dài là cải thiện diện mạo đô thị văn minh, hiện đại, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định di dời các hộ dân sinh sống tại đơn nguyên 3 nhà C8 Giảng Võ và tập thể P16A Thụy Khuê, giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm tổ chức việc di dời. Mặc dù vậy, nhiều hộ dân không chịu di chuyển và vẫn sống trong những căn hộ tại 2 tòa chung cư này. Lý do với nhà C8 Giảng Võ là sau khi được chống đỡ tạm thời để tránh sụp đổ kết cấu cầu thang, các hộ dân đã không đồng ý di chuyển vì cho rằng… căn nhà vẫn bảo đảm an toàn! Còn tập thể P16A Thụy Khuê, mặc dù đã bố trí nhà tạm cư nhưng UBND quận Tây Hồ và phường Thụy Khuê mới di dời 13 hộ dân, còn 16 hộ không đồng ý di chuyển với lý do chưa thống nhất với chủ đầu tư việc bồi thường, tái định cư. Riêng đơn nguyên 1 và 3 tập thể Bộ Tư pháp, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản chấp thuận báo cáo kết quả kiểm định 85 chung cư cũ trên địa bàn, trong đó 2 đơn nguyên này là công trình nguy hiểm cấp D. Chắc chắn nay mai các hộ dân cũng sẽ phải di dời theo quy định, thế nhưng không ai bảo đảm rằng sẽ không vấp phải sự nghi ngờ, phản đối của các hộ dân như trường hợp nhà C8 Giảng Võ hay P16A Thụy Khuê.
Những năm gần đây, có khá nhiều chung cư cũ nguy hiểm đã được phá dỡ, xây dựng lại. Điển hình như I1, I2, I3 Thái Hà, bị nghiêng lún, nứt nghiêm trọng, giờ đã "lột xác" thành tòa nhà chung cư hiện đại 165 - Thái Hà. Hay D2 Giảng Võ, C7 Giảng Võ cũng đã được phá dỡ, xây dựng lại… Song, bên cạnh đó cũng có không ít dự án hiện vẫn "đắp chiếu". Nhà B6 Giảng Võ, mấy năm trước nổ ra cuộc tranh luận "nảy lửa" giữa những hộ dân đồng tình di dời và những hộ dân chưa muốn di dời rằng, liệu có đúng nó thuộc dạng nguy hiểm cấp D hay không? Thậm chí, người ta còn nghi ngờ kết luận "nhà nguy hiểm cấp D" là hành động "tiếp tay" cho nhà đầu tư "nhảy vào" dự án nhằm mục đích thương mại. Sau đó, người ta đặt vấn đề về năng lực nhà đầu tư và yêu cầu phải để cho chính các hộ dân chọn nhà đầu tư xây dựng lại nhà cho mình… Hậu quả là đến nay, dự án này vẫn đang quây hàng rào. Tương tự là nhà C1 Thành Công, sau nhiều năm di dời, phá dỡ, khởi công… vẫn chưa thống nhất được phương án bồi thường, tái định cư. Trước sự chậm trễ đó, UBND thành phố đã có văn bản chỉ đạo UBND quận Ba Đình và nhà đầu tư chủ động gặp các hộ dân; thông báo phương án bồi thường, tái định cư; nếu được các hộ dân đồng tình thì tiếp tục triển khai. Nếu ngược lại, báo cáo thành phố thay chủ đầu tư.
Theo ông Nguyễn Phong Cầm, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình, việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, kể cả nhà thuộc dạng nguy hiểm cấp độ cao nhất, không đơn giản bởi trước hết là sự đan xen nhiều quyền lợi khác nhau của các hộ dân. Cùng với đó, hầu hết chung cư cũ trên địa bàn thành phố đều đã bán theo Nghị định 61/CP, giờ thuộc sở hữu riêng nên việc tổ chức di dời không dễ. Đơn cử nhà C8 Giảng Võ, sau khi các hộ dân có ý kiến cho rằng, công trình có thể bảo đảm an toàn sau khi gia cố, chống đỡ tránh sụp đổ kết cấu cầu thang, UBND quận cũng có văn bản báo cáo UBND thành phố, đề nghị làm rõ dự án triển khai theo phương án xây dựng lại nhà nguy hiểm hay xây dựng lại chung cư cũ.
Cho rằng còn nhiều vướng mắc trên thực tiễn xử lý nhà chung cư nguy hiểm, Trưởng phòng Quản lý - Phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội) Vũ Ngọc Đạm cảnh báo, quy định kiểm định chất lượng công trình mới chỉ quan tâm đến các thông số kỹ thuật mà chưa quan tâm đến các yếu tố tác động môi trường sống, các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến điều kiện sử dụng. Đặc biệt, Hà Nội có nhiều chung cư lắp ghép tấm lớn, xây dựng từ trước 1997 khi chưa có quy chuẩn yêu cầu thiết kế kháng chấn nên nếu xảy ra động đất sẽ là mối nguy hiểm lớn. Trong khi qua kiểm định, phần lớn công trình thuộc nhóm nguy hiểm cấp C (nguy hiểm từng bộ phận), chưa có chế tài xử lý, yêu cầu di dời các hộ dân đang cư trú. Chỉ một bộ phận bị phá hủy sẽ dẫn đến phá hủy toàn bộ công trình nên tính chất nguy hiểm cũng không kém…
Theo danh mục các chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp đã qua kiểm định của cơ quan chức năng, có 136 công trình nguy hiểm cấp B; 66 công trình nguy hiểm cấp C. Tuy nhiên, Sở Xây dựng cho biết, trên địa bàn còn nhiều chung cư cũ là nhà tự quản chưa chuyển giao cho chính quyền quản lý. Sở Xây dựng đã yêu cầu các quận, huyện tổng kiểm tra nhà nguy hiểm để có phương án phòng chống sập đổ, nhưng hiện mới có 8/12 quận báo cáo. |
Y Linh (HNM)
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng Early Bird đến 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
nhà 4x16m đường 11 phường tân kiểng quận 7. 1 trệt lửng 1 lầu TL
11 tỷ 500 triệu- 60m2
Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0918912***
VIP
Bán nhà đất lộ ô tô giáp chợ Phước Thọ, Phường 8, Vĩnh Long
4 tỷ 600 triệu- 926m2
TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long
Hôm nay
0907247***
VIP
BÁN GẤP CĂN NHÀ MT SIÊU ĐẸP P12 TÂN BÌNH HCM, GIÁ RẺ 59 TỶ 0903957804-0902499349
59 tỷ - 198m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902564***
VIP
BÁN CĂN HỘ VEN SÔNG LIỀN KỀ ĐH RMIT - GIÁ CHỈ TỪ 52 Triệu/m2 - LH 0902413541
4 tỷ 500 triệu- 80m2
Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902413***
VIP
CHDV, DÒNG TIỀN 85TR/1TH, HẺM SẠCH SẼ AN NINH, GẦN HẺM XE HƠI VÀ MẶT TIỀN ĐƯỜNG.
16 tỷ 800 triệu- 125m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0901392***
VIP
CẶP ĐÔI SÁT MẶT TIỀN -Ô TÔ VÀO NHÀ - GẦN CÔNG VIÊN - CẦU HOÀNG HOA THÁM - 4 TẦNG
16 tỷ - 132m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0901392***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.