Tại tọa đàm "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 31/10, TS. Hà Đăng Sơn, chuyên gia năng lượng đã chia sẻ một số thông tin về cách tính giá điện đang được các nước trên thế giới áp dụng, thực hiện.
TS. Hà Đăng Sơn, chuyên gia năng lượng
Theo chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn, trên thế giới có nhiều mô hình định giá cho giá điện.
Cụ thể, một số quốc gia có lợi thế về cung ứng năng lượng họ luôn luôn là các nước xuất siêu về mặt năng lượng, thông thường họ rất dễ dàng để đưa ra các cơ chế giá mang tính chất để ổn định kinh tế xã hội, đáp ứng các mục tiêu trong câu chuyện dân sinh xã hội. Ví dụ như Brunei hay các nước Trung Đông, hầu như giá năng lượng của họ rất thấp.
Với các nước phát triển, tiệm cận với các mô hình kinh tế phát triển, các quốc gia này sử dụng công cụ giá là công cụ để điều tiết kinh tế cũng như thay đổi hành vi người tiêu dùng. Do đó, nhiều quốc gia định giá điện với mức độ thả nổi theo thị trường hoặc đưa ra những hợp đồng với tính chất có kỳ hạn và tương đối dài hạn nhưng với mức giá khá cao.
“Khi người tiêu dùng chi trả với mức giá cao, kể cả trong trường hợp không thay đổi theo thời gian thì ý thức tiêu dùng về năng lượng của người dân cũng bị điều chỉnh bởi yếu tố giá. Do đó, họ không phải đối mặt với câu chuyện liên quan đến vấn đề điện thay đổi hay chi phí đầu vào thay đổi thì sẽ thực hiện như thế nào”, ông sơn chia sẻ.
Lấy ví dụ từ nước Đức, ông Sơn cho biết nước này đã duy trì 1 thời gian dài cơ chế giá điện bán cho các hộ gia đình ở mức độ trung bình thì phần mua điện đầu vào chỉ chiếm 1/4 chi phí người dân phải chi trả và phần còn lại liên quan đến chi phí truyền tải, phụ trợ, trợ giá cho năng lượng tái tạo và một loạt các loại thuế.
Do đó, chi phí người dân phải trả rất là cao, khoảng 30 xu Euro cho một số điện, đây là con số rất cao so với số tiền mà người dân Việt Nam đang chi trả.
Tại Singapore, nước này sử dụng cơ chế là Ban đại diện cạnh tranh. Khi đó, các công ty tư nhân thoải mái chào các gói giá điện khác nhau.
Theo ông Sơn, an ninh năng lượng của Singapore hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty có phần vốn nhà nước điều tiết, đây là vai trò có cái gì đó tương tự như Việt Nam. Khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn bởi biến động bên ngoài tác động thì vai trò của công ty mà do Nhà nước điều tiết quản lý sẽ cực kỳ quan trọng.
Tại Hàn Quốc, biểu giá điện bán lẻ sinh hoạt được chia theo 3 bậc thang và giá theo mùa. Ngoài ra, người dân còn phải trả phí cơ bản (tương tự phí thuê bao - hộ gia đình tháng đó có dùng hay không thì vẫn mất phí này) ứng với mỗi bậc thang trong cơ cấu biểu giá.
Để có giá điện hợp lý, ông Sơn cho rằng cần nhìn nhận bài toán tổng thể về giá điện với thị trường điện, khi nhiều nhà đầu tư đánh giá thị trường Việt Nam không còn là "cô gái đẹp" và không thực sự hấp dẫn.
Trước hết, cần thay đổi cơ chế chính sách, điều chỉnh luật pháp về thu hút đầu tư, trong đó đưa ra mức giá mua điện phù hợp, đủ hấp dẫn nhà đầu tư, đảm bảo việc đầu tư rủi ro thấp, gắn với an ninh năng lượng.
-
“Giá điện cao chưa chết, nhưng mất điện là chết”
Đây là chia sẻ của PGS.TS Trần Đình Thiên tại Tọa đàm "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp", do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức ngày 31/10.








-
Tiêu thụ điện cao chưa từng có, Thủ tướng có chỉ đạo nóng
Thời tiết nắng nóng gay gắt khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan đảm bảo cung ứng đủ điện, dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào....
-
Giá bán lẻ điện sinh hoạt giảm còn 5 bậc, cao nhất 3.967 đồng/kWh
Biểu giá bán lẻ điện rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701kWh trở lên) là khoảng 3.967 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
-
Từ ngày 10/5, người dân và doanh nghiệp phải trả thêm bao nhiêu tiền điện mỗi tháng?
Từ ngày 10/5, mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,06 đồng/kWh. Đối với các hộ dân sử dụng điện sinh hoạt, mỗi hộ trong 1 tháng sẽ trả thêm từ 4.550 đồng đến hơn 65.050 đồng, tùy theo mức sử dụng....