Ảnh mô phỏng nhà máy của TH.
Dự án có tổng vốn đầu tư 6.076 tỷ đồng, được triển khai trên diện tích 10ha và thực hiện theo nhiều giai đoạn. Mục tiêu của dự án là sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, kem, đồng thời sản xuất đồ uống không cồn và cung cấp dịch vụ cho thuê kho bãi.
Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án sẽ khởi động từ quý I/2027 đến quý IV/2027, với công suất sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 69.043 tấn/năm. Đến giai đoạn 2 (quý I/2028 đến quý IV/2030), tổng công suất tăng lên 142.444 tấn/năm, gồm 32.314 tấn sản phẩm từ sữa và 110.130 tấn đồ uống không cồn.
Giai đoạn 3 (quý I/2031 đến quý IV/2035) sẽ tiếp tục nâng công suất lên 223.376 tấn/năm, trong đó sản phẩm từ sữa đạt 5.759 tấn và đồ uống không cồn đạt 217.617 tấn mỗi năm. Giai đoạn 4 (quý I/2036 đến quý IV/2037) sẽ đạt tổng công suất 417.488 tấn/năm, gồm 90.006 tấn sản phẩm từ sữa và 327.482 tấn đồ uống không cồn.
Tổng cộng, dự án sẽ đạt công suất 852.351 tấn/năm sau khi hoàn thành toàn bộ 4 giai đoạn. So với giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ban đầu được cấp vào tháng 8/2023, dự án đã được điều chỉnh tăng vốn đầu tư gấp 3 lần, từ 1.991 tỷ đồng lên 6.076 tỷ đồng, đồng thời bổ sung thêm giai đoạn 3 và giai đoạn 4.
Về nhu cầu lao động, dự án dự kiến sử dụng khoảng 850 người khi đi vào vận hành toàn bộ. Cụ thể, giai đoạn 1 cần khoảng 205 lao động; giai đoạn 2 cần 289 lao động (tính gộp giai đoạn 1); giai đoạn 3 cần 487 lao động; giai đoạn 4 cần 660 lao động, cùng với 190 nhân viên logistics bên thứ ba (3PL).
Được biết trước khi đầu tư dự án này, TH đã đầu tư nhiều dự án lớn như: Nhà máy sữa tươi sạch TH tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, quy mô 5,2ha, công suất đạt hơn 1 triệu lít sữa mỗi ngày; nhà máy chế biến thực phẩm sạch tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh với vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. Năm 2022, tập đoàn tiếp tục khởi công nhà máy chế biến thực phẩm sạch tại Thái Bình.
Khu công nghiệp Sóng Thần có tổng diện tích khoảng 533ha, nằm tại phường Phú Tân và phường Phú Chánh, thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên.
Ngoài nhà máy của TH, khu công nghiệp này đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, kinh doanh như Uni-President Vietnam (Tập đoàn thực phẩm Đài Loan); Nissin Manufacturing (Nhật Bản, chuyên sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy); Yakult Việt Nam (sản xuất thức uống lên men Yakult); Vinamilk (kho phân phối và nhà máy chế biến sữa); Tập đoàn Hải Nam (xuất khẩu thực phẩm đông lạnh); Acecook Việt Nam (nhà máy sản xuất mì ăn liền)…
-
Nhà máy gang thép 6.000 tỷ hoạt động trở lại, hàng nghìn lao động tại Lào Cai đón tin vui
Sau gần 3 năm tạm ngừng hoạt động, hiện nhà máy Gang thép Lào Cai đã bắt đầu vận hành trở lại, qua đó giải quyết việc làm cho khoảng 1.100 lao động.
-
Khởi công nhà máy 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình
Ngày 24/4, Tập đoàn Xuân Thiện đã chính thức khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình tại xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ trở thành một trong những nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ lớn nhất tại Việt Nam.
-
Một huyện của Quảng Nam sắp có nhà máy sản xuất ống thép quy mô 150.000 tấn/năm
Nhà máy sản xuất ống thép này được xây dựng tại Khu công nghiệp Hậu cần Cảng Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, với mục tiêu sản xuất các sản phẩm ống thép phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.







-
Bình Dương sắp có thêm 1.800 căn hộ giá bình dân
Dự án tọa lạc tại phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An với 1.812 căn hộ để ở và 850 căn hộ dịch vụ.
-
Bình Dương thông qua nghị quyết sáp nhập với TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 24/4, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết cho ý kiến về việc sáp nhập Bình Dương và TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu....
-
Bình Dương sắp có thêm 6.000 căn nhà ở xã hội
Ngày 22/4, UBND thành phố Dĩ An (Bình Dương) và Kim Oanh Group đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án nhà ở xã hội rộng 8,6ha tại phường Bình Thắng.