Khó chồng khó
Ông Nguyễn Tấn Dược, Giám đốc Sở Xây dựng TP Cần Thơ, cho biết: "Từ cuối năm 2011 đến nay, qua rà soát chúng tôi đã tham mưu cho UBND TP thu hồi 19 dự án BĐS. Hiện toàn TP còn 69 dự án với tổng diện tích vài ngàn ha, trong đó tiến độ nhiều dự án triển khai chậm trễ.
Thống kê mới nhất cho thấy tại các dự án còn tồn kho khoảng 10.000 nền nhà và hàng ngàn căn nhà đã xây dựng". Thị trường BĐS khó khăn kéo dài, hàng hóa không bán được, đã khiến hàng loạt doanh nghiệp lâm nguy. Trong buổi làm việc mới đây với UBND TP, ông Vũ Tấn Dậu, Giám đốc CTCP Xây dựng TP Cần Thơ, cho rằng để thị trường phục hồi, phát triển phải mất 5-10 năm nữa.
Thị trường BĐS đang tồn tại nghịch lý: nhiều người dân cần mua nhà, trong khi nền nhà, căn hộ đã xây xong tồn kho lớn, không bán được. Ông Võ Thành Thống, |
Ông Lê Thành An, Phó Tổng giám đốc CTCP Du lịch sông Hậu, phản ánh: "Công ty chúng tôi là đơn vị liên doanh giữa Nhà khách Cần Thơ với Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Địa Cầu; là chủ đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp sông Hậu tại cồn Cái Khế, quận Ninh Kiều với vốn đầu tư 650 tỷ đồng. Chúng tôi đã lập hồ sơ và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam chấp nhận cho vay 50% vốn giai đoạn 1 của dự án là 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2013 chúng tôi đề nghị xin chuyển giao quyền thuê đất của dự án Khu du lịch sông Hậu từ Nhà khách Cần Thơ sang CTCP Du lịch Cần Thơ hoặc xem xét cho đấu giá, nhưng chưa được giải quyết".
Bà Nguyễn Ngọc Sương, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS TP Cần Thơ, cho rằng Quyết định 01/2010 của UBND TP Cần Thơ (về cơ chế đầu tư xây dựng các khu tái định cư không sử dụng vốn ngân sách) quy định nhà đầu tư bàn giao lại cho Nhà nước diện tích đất thành phẩm là 70% đối với quận Ninh Kiều, 60% đối với quận Bình Thủy và Cái Răng, 50% đối với các quận, huyện còn lại là quá cao. Tỷ lệ này là 20% đối với quận Ninh Kiều và 10% đối với các quận, huyện còn lại là hợp lý hơn.
Ký quỹ 3%?
Ông Võ Thành Vạn, Giám đốc công ty TNHH Thiên Lộc, phản ánh: "Giá đất tại các khu đô thị mới do UBND TP Cần Thơ quy định mấy năm qua luôn cao hơn thực tế, nên doanh nghiệp phải đóng thuế cao. Đã vậy, tháng 11-2012, UBND TP Cần Thơ ban hành quy định buộc phải ký quỹ 3% trên tổng vốn đầu tư, khiến các doanh nghiệp BĐS chỉ biết kêu trời".
Nhà đã xây xong không bán được và đất dự án
ở các khu đô thị mới bị bỏ hoang tại TP Cần Thơ. Ảnh: BÌNH ĐẠI
Bà Nguyễn Ngọc Sương nhận định: "Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, phải ký quỹ 3% là quá cao, khác nào tiếp tục gây khó thêm cho doanh nghiệp BĐS". Ông Vũ Tất Dậu đề xuất: "Việc buộc doanh nghiệp ký quỹ 3% trên tổng vốn đầu tư của dự án để xác định năng lực nhà đầu tư là đúng, nhưng mức này quá cao, nên điều chỉnh còn 1% là hợp lý".
Theo ông Võ Thành Thống, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, mục đích của việc quy định ký quỹ 3% nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp xí phần, đồng thời đẩy nhanh tiến độ dự án, giảm phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, qua phản ánh của doanh nghiệp, TP đã giao Sở Kế hoạch - Đầu tư lấy ý kiến của các sở, ngành, doanh nghiệp, đề xuất TP điều chỉnh hợp lý. UBND TP Cần Thơ cũng đã lập Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp BĐS do Sở Xây dựng làm đầu mối để kịp thời giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.