Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, huyện Nhơn Trạch được ví như chiếc cầu nối giữa hai trung tâm kinh tế lớn là TP.HCM với Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây cũng là cửa ngõ để kết nối tuyến giao thông huyết mạch từ những đô thị phát triển, đông dân với các địa phương nổi tiếng về du lịch như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận,…
Tuy nhiên, hơn 20 năm kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lên thành phố mới, Nhơn Trạch vẫn chưa thể “thành hình” như kỳ vọng. Khu đô thị này vẫn được nhắc đến như một “thành phố buồn” bởi hàng loạt dự án bất động sản dở dang.
Từ năm 2017, thị trường bất động sản khởi sắc cùng thông tin tích cực về các dự án hạ tầng quan trọng như sân bay Long Thành, cầu Cát Lái được khởi công đã khiến nhiều dự án hồi sinh, một số được xây mới.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dù đã hoàn thành và có giá bán vài tỉ đến chục tỉ đồng nhưng nhiều nhà phố, biệt thự ở Nhơn Trạch đang phải chờ người về ở.
Dự án Đông Sài Gòn là một trong số đại đô thị đầu tiên ở Nhơn Trạch. Dự án này do Công ty Cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch làm chủ đầu tư có quy mô hơn 940ha. Dù được đầu tư cơ sở hạ tầng khá bài bản, song đô thị này gần như “bất động” suốt nhiều năm.
Đến năm 2017, tập đoàn China Fortune Land Development (CFLD) tham gia đầu tư vào Đông Sài Gòn và khoác tên mới cho dự án là Swan Park.
Sau khi được tập đoàn ngoại “tiếp sức”, hàng loạt phân khu nhà phố, biệt thự tại Swan Park được ồ ạt xây dựng. Hiện tại, các căn nhà phố, biệt thự khang trang tại dự án này đã hoàn thành.
Theo khảo sát, giá bán hiện tại của Swan Park từ 4 tỉ đến hơn 20 tỉ đồng cho mỗi căn nhà phố, biệt thự.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại dự án, phần lớn các căn nhà ở đây vẫn chưa có người về ở. Một số để mặc cỏ mọc um tùm.
Dự án Thăng Long Home Hiệp Phước của chủ đầu tư Thăng Long Real cũng từng thu hút nhiều quan tâm tại thị trường Nhơn Trạch.
Thăng Long Home Hiệp Phước có vị trí khá đẹp khi nằm trải dài mặt tiền đường Tôn Đức Thắng. Đây là con đường huyết mạch ra vào trung tâm Nhơn Trạch, kết nối với quốc lộ 51 di chuyển về Biên Hòa hay Vũng Tàu. Đây cũng là tuyến giao thông cữa ngõ ra vào sân bay Long Thành trong tương lai. Dù vậy, cung đường này thường xuyên phải gồng gánh lưu lượng lớn xe container, xe tải nặng.
Dự án có có quy mô 9,8ha, trong đó giai đoạn 1 gồm 227 căn nhà vườn liên kế và nhà phố thương mại đã hoàn thiện và bàn giao nhà cho khách hàng. Giá bán trung bình mỗi căn nhà phố ở đây hiện khoảng 5 – 6 tỉ đồng.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại dự án này, các dãy shophouse đóng cửa im lìm, rất nhiều ngôi nhà vẫn chưa có người về ở, khoảng sân phía trước để cỏ dại xâm chiếm. Một số đang treo biển cho thuê hoặc bán lại.
Tại Nhơn Trạch, rất nhiều dự án đất nền được xây dựng cách đây hơn chục năm nhưng đến nay vẫn không một bóng người về ở. Người dân địa phương tận dụng để chăn thả gia súc trong khu vực dự án.
Những dự án này từng đã được xây dựng cơ sở hạ tầng khá tốt tuy nhiên sau nhiều năm hạ tầng bắt đầu xuống cấp. Một số dự án nhiều nền móng được xây dựng dở dang, chỏng chơ sắt thép.
Theo các chuyên gia bất động sản, lý do khiến Nhơn Trạch chưa thu hút người dân về ở là do đô thị này thiếu hụt các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (công ăn việc làm, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí…). Đặc biệt, những dự án hạ tầng giao thông kết nối quan trọng như cầu Cát Lái chậm tiến độ cũng là nguyên nhân chính khiến Nhơn Trạch hoang vắng suốt nhiều năm qua.
-
Bao giờ Nhơn Trạch hết danh thành phố "vắng người"?
Dù rất được kỳ vọng, song Nhơn Trạch chưa thể vươn mình trở thành một đô thị năng động. Bất động sản nơi đây trải qua nhiều lần “sốt giá”, nhưng phần lớn dự án vẫn không có người về ở. Trong khi đó, những dự án hạ tầng quan trọng như cầu Cát Lái vẫn nằm trên giấy sau nhiều năm có chủ trương đầu tư.
-
Cầu lớn nhất trên tuyến Vành đai 3 nối Nhơn Trạch với TP.HCM sẽ đạt cột mốc quan trọng trước Tết Nguyên đán 2025
Cầu Nhơn Trạch nằm trên tuyến Vành đai 3 TP.HCM nối huyện Nhơn Trạch với TP. Thủ Đức (TP.HCM) dự kiến sẽ được hợp long toàn bộ trước Tết Nguyên đán 2025. Đây là cây cầu có quy mô lớn nhất thuộc dự án Vành đai 3....
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....