Doanh nghiệp kiệt sức
Trong các báo cáo trước đây, lĩnh vực bất động sản luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp đăng ký mới. Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2022, đặc biệt đầu năm 2023 đến nay, xu hướng này đang hoàn toàn đổi chiều.
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản tạm ngừng kinh doanh, giải thể đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2022. Bất động sản dẫn đầu trong số 17 lĩnh vực kinh tế khác về số lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường.
Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp bất động sản đăng ký mới trong nửa đầu năm 2023 cũng tụt giảm gần 60%, số vốn đăng ký giảm hơn 54% so với cùng kỳ.
Những con số trên đang phản ánh bức tranh khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay. Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) mới đây cũng đưa ra những con số kém vui sau một khảo sát với các sàn môi giới.
Cụ thể, hơn 95% doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô lao động và có 50% doanh nghiệp giảm quy mô lao động trên 20% so quý 2/2022; một số doanh nghiệp dưới 50 nhân viên còn chấm dứt hợp đồng với khoảng 90% lao động và gần như ngừng hoạt động kinh doanh, chỉ giữ lại vị trí quản trị trọng yếu...
Theo VARs dự báo, nếu tình hình thị trường vẫn diễn biến khó khăn thì có tới 23% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động hết quý 3/2023; 43% doanh nghiệp trụ được hết năm 2023.
Chờ sự khởi sắc của thị trường
Tại TP. Thủ Đức, nhiều trụ sở, văn phòng môi giới bất động sản trên các tuyến đường như Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xiển… nay đã đóng cửa. Cách đây 1 – 2 năm, những khu vực này, văn phòng môi giới bất động sản còn mọc lên như nấm, hoạt động sôi nổi.
Anh Huy, trưởng phòng một công ty bất động sản, cho biết trước đây công ty anh thuê tòa nhà lớn nằm mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh để làm văn phòng. Quy mô nhân sự lúc đông nhất hơn 100 người.
Tuy nhiên, đầu năm 2023, do kinh doanh khó khăn, không có giao dịch, công ty thu hẹp quy mô, số lượng nhân viên nay chỉ còn trên 10 người. Công ty cũng chuyển văn phòng về căn nhà nhỏ trong khu dân cư gần đó để tiết giảm chi phí.
Chị Thùy Linh, môi giới bất động sản ở Thủ Đức cũng cho biết, từ đầu năm đến nay chị không có nổi một giao dịch. Thu nhập giảm mạnh khiến chị phải làm thêm nhiều việc khác để trang trải cuộc sống.
Trong khi đó, nhiều đồng nghiệp khác đã nghỉ chuyển việc khác, hoặc về quê do nhiều tháng liền không có thu nhập. Chị Linh vẫn cố gắng bám trụ vì tin rằng khi thị trường phục hồi trở lại sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Để phá băng cho thị trường bất động sản, Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách như tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản, điều chỉnh lãi suất, các gói vay hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội…
Trên thị trường các doanh nghiệp cũng bắt đầu hoạt động trở lại với kế hoạch mở bán dự án mới … Tuy nhiên, theo các chuyên gia bất động sản, để thị trường bất động sản thực sự tan bằng và hồi phục cần nhiều thời gian hơn.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, thị trường bất động sản khó có sự phục hồi sớm từ nay đến cuối năm 2023. Đến năm 2024, nếu tình hình kinh tế có sự phục hồi, xuất khẩu ổn định và nền kinh tế thị trường nội địa thuận lợi thì bất động sản sẽ tan băng.
Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường bất động sản chưa đồng bộ mà chỉ xảy ra ở những khu vực đông dân cư, nơi có đầu tư khai thác tốt.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.








-
Tin vui cho người tìm việc: TP.HCM dự báo cần đến 90.000 lao động sau sáp nhập
Theo nhận định của các Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Nội vụ TP.HCM, dự kiến trong quý 3, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp khoảng 85.000 - 90.000 người.
-
TP.HCM có 7 dự án với hơn 4.500 căn đủ điều kiện mở bán
Sở Xây dựng TP.HCM vừa cập nhật danh sách các dự án nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua tính đến hết tháng 6.
-
Tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua TP.HCM ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua TP.HCM dài khoảng 17km, có hai điểm chính là ga Thủ Thiêm và Depot Long Trường với phạm vi sử dụng đất khoảng 110ha.