Tuy vậy, ông cũng lưu ý những khoản viện trợ này sẽ không thể đẩy giá BĐS tại Campuchia lên cao tới mức chưa từng thấy như hồi năm 2007.
Giá nhà đất ở Campuchia, nhất là tại thủ đô Phnôm Pênh, tăng vọt lên đỉnh điểm hồi cuối năm 2007 và đầu năm 2008, chủ yếu do dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Thị trường này bắt đầu ''tụt dốc'' từ tháng 9/2008 với số lượng giao dịch thấp và nhỏ giọt khiến nhiều chuyên gia trong giới đầu tư gặp khó khăn trong việc định giá. Ông Chandararot nhận định vốn đầu tư nước ngoài có thể là nhân tố chủ chốt để thị trường BĐS Campuchia đi vào ổn định, song ông cũng cho rằng một số yếu tố khác như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cuộc tranh chấp biên giới Campuchia - Thái Lan vẫn là những trở ngại chính cho sự phát triển của lĩnh vực này.
Chánh văn phòng Bộ Kinh tế tài chính Campuchia, Hang Choun Naron, cũng nhất trí với ý kiến cho rằng khu vực BĐS sắp hồi phục. Theo ông, khu vực này sẽ phải chờ một giai đoạn khoảng 2 năm để phát triển trở lại, song tình trạng đóng băng của thị trường nhà đất không ảnh hưởng đến nền kinh tế Campuchia, bởi chính phủ đã có các chính sách hạn chế nhất định đối với những khoản cho vay đầu tư BĐS.
Về phần mình, Giám đốc điều hành Cty BĐS Bonna Realty, Sung Bonna, cho rằng chính khoảng cách quá xa giữa cung và cầu đã cản trở sự phát triển của thị trường BĐS Campuchia hiện nay. Theo ông, hiện chỉ có 5 - 10% các nhà đầu tư tiềm năng muốn tìm mua đất trong khi có tới 90 - 95% người bán đang phải chịu sức ép bán tháo BĐS của họ.