Là tỉnh có hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật hàng đầu cả nước, Bình Dương vẫn luôn đi trước trong việc xây mới các dự án giao thông, hạ tầng Bởi mục tiêu của tỉnh đặt ra là hình thành được một nền tảng hạ tầng đồng bộ, vững chắc, mang giá trị cao về tính trung tâm và liên kết.

Tiềm năng từ hạ tầng giao thông

Hiện nay, hệ thống hạ tầng giao thông của Bình Dương đã đồng bộ, kết nối thuận lợi với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, giao thông thuận lợi là một lợi thế giúp Bình Dương thu hút dân cư về đây an cư lạc nghiệp. Nhiều người mặc dù làm việc ở TPHCM hoặc Đồng Nai nhưng vẫn mua nhà ở Bình Dương vì việc kết nối giao thông đến các khu vực này khá nhanh chóng và dễ dàng.

Một đoạn Quốc lộ 13 thuộc thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

Trong giai đoạn 2021, Bình Dương tiếp tục tập trung đầu tư kết nối vùng công nghiệp với đô thị trong tỉnh qua các tuyến đường như:

- Đường quy mô 8 làn xe dẫn vào Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh.

- Cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Vĩnh Bình (Km1+315) đến ngã tư Lê Hồng Phong (Km13+990) dài 12,67km với quy mô 8 làn xe.

- Nâng cấp mở rộng tuyến đường Bùi Ngọc Thu là con đường nằm giữa của hai phường Hiệp An và Tương Bình Hiệp, thuộc TP.Thủ Dầu Một, là tâm điểm kết nối Đại Lộ Bình Dương - Nguyễn Chí Thanh - Hồ Văn Cống - Lê Chí Dân. Đường Bùi Ngọc Thu hiện tại khá đông dân cư và đã được đền bù giải phóng mặt bằng, ấn định quý 1/2021 mở rộng lên 22m với 6 làn xe.

- Tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn được coi là "quốc lộ 13 thứ 2" của Bình Dương. Giai đoạn 1 có chiều dài 42km từ ngã ba Tân Vạn đến TX.Bến Cát đã khai thác từ 2015. Giai đoạn 2 từ TX.Bến Cát đến Khu công nghiệp Bàu Bàng, dài 20km cũng đã hoàn thành tháng 12/2020 và đưa vào sử dụng thông xe toàn tuyến. Tuyến đường là một trong những “mắt xích” để liên kết vùng, là trục giao thông nối các đô thị, khu công nghiệp phía Bắc với các đô thị, khu công nghiệp phía Nam của tỉnh, mở ra hành lang vận chuyển hàng hóa theo trục xương sống Bắc - Nam song hành với quốc lộ 13. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận cảng Thị Vải (Phú Mỹ), sân bay Long Thành trong tương lai.

- Tuyến đường Vành đai 3, vành đai 4 đoạn Bình Chuẩn – Quốc lộ 22, đang gấp rút thi công hoàn thiện.

- Tuyến đường ĐT 743 là con đường huyết mạch nối Bình Dương với TP HCM chuẩn bị hoàn thiện dự án mở rộng. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã chấp thuận chủ trương triển khai thi công cầu vượt tại ngã 6 An Phú và cầu vượt tại ngã tư 550 thuộc dự án này.

- Những công trình, dự án đã và đang đầu tư xây dựng sẽ góp phần làm diện mạo đô thị Bình Dương ngày càng khang trang, hiện đại, kết nối hiệu quả giữa đô thị hiện hữu với đô thị mới, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, xây dựng và phát triển Bình Dương ngày một văn minh và hiện đại hơn.

Tác động tích cực đến bất động sản

Nhờ hệ thống giao thông được đầu tư mạnh, thị trường bất động sản Bình Dương trở nên vô cùng hấp dẫn và tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư do tạo được hấp lực rất lớn cho người lao động và chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Không chỉ tạo ra không khí sôi động của một đô thị hàng đầu, điều này còn mở ra cơ hội cho các hoạt động thương mại - dịch vụ được phát triển mạnh mẽ, phong phú và đa dạng hơn.

Đường Bùi Ngọc Thu, Thành phố Thủ Dầu Một

Việc qui hoạch rõ ràng, cùng cơ sở hạ tầng đồng bộ nổi bật khiến cho bất động sản Bình Dương luôn nóng. Nhà đầu tư cũng giảm được rủi ro và tăng cao lợi nhuận khi đầu tư vào khu vực này.

Với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng trong năm 2021, dự đoán Bình Dương tiếp tục là miền đất hứa với sự thay da đổi thịt nhanh chóng và đầy ngoạn mục, là điểm sáng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dẫn đầu khả năng kết nối địa phương và khu vực.

PV
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.