Theo đó, Xi măng Long Thành báo lãi 2,7 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023, tăng mạnh tới 6.235% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả khá tích cực khi trước đó, công ty này lỗ 1,1 tỷ đồng trong năm 2022 và năm 2021 lỗ 638 triệu đồng.
Tại thời điểm ngày 30/6, vốn chủ sở hữu của Xi măng Long Thành đạt 1.685 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 2,197 lần, tương ứng với số nợ phải trả là 3.700 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu ở mức 1,922 tỷ đồng.
Như vậy, tổng tài sản của Xi măng Long Thành tại thời điểm cuối quý 2/2023 đạt 5.385 tỷ đồng.
Tiêu thụ xi măng sụt giảm do thị trường bất động sản ảm đạm
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), số dư nợ trái phiếu của Xi măng Long Thành xấp xỉ so với số đầu năm 2023. Được biết, đây là lô trái phiếu mã LTCCH2136001 (phát hành vào tháng 5/2021), tổng giá trị phát hành hơn 1.924 tỷ đồng, lãi suất 10,5%/năm.
Mục đích phát hành nhằm tài trợ chi phí xây dựng, lắp đặt và mua sắm máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất (bao gồm cả chi phí thiết kế và dịch vụ kỹ thuật theo hợp đồng EPC với Sinoma) thuộc dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Long Thành.
Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là quyền sử dụng đất của ông Vũ Trường Thi và bà Đinh Thị Tuyến; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với 2 mảnh đất thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi tại tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra, còn có toàn bộ cổ phần của Công ty CP Xi măng Long Thành thuộc sở hữu của các pháp nhân và cá nhân là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi, Vũ Chí Công, Vũ Thị Thanh Huyền, Vũ Trường Thi, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Xuân Thủy.
Theo tìm hiểu, Xi măng Long Thành được thành lập vào năm 2008 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, do ông Phạm Văn Hiệp làm người đại diện pháp luật. Trong đó, thành phần cổ đông sáng lập gồm Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Tân Đông Phương (15%), Công ty CP Đông Nam Á (10%) và Công ty CP Phát triển Hạ Tầng Tân Tạo (75%).
Hiện tại, tình trạng dư cung xi măng đã diễn ra trong nhiều năm nay khiến doanh nghiệp khó càng thêm khó, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa hồi phục, xuất khẩu ảm đạm và cạnh tranh trong ngành gay gắt.
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), năng lực sản xuất xi măng năm 2023 của nước ta đạt hơn 120 triệu tấn (nếu điều chỉnh tỷ lệ phụ gia thì khả năng sản xuất sẽ lên tới 140 triệu tấn) trong khi tiêu thụ nội địa chỉ khoảng 65 triệu tấn.
VNCA cho biết, công suất dư thừa lớn, trong khi thị trường xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa đều giảm sức mua, các doanh nghiệp trong ngành xi măng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều nhà máy phải tạm dừng lò hoặc cắt giảm sản lượng.
-
Còn hơn 3 tháng chạy chỉ tiêu, Công ty xi măng lớn nhất miền Nam bất ngờ hạ 77% kế hoạch lợi nhuận
Mặc dù được kỳ vọng sẽ là nhà cung cấp xi măng chính cho sân bay Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất… song Vicem Hà Tiên lại bất ngờ điều chỉnh giảm mục tiêu lợi nhuận xuống thấp hơn kế hoạch dự kiến.
-
Triển vọng ngành xi măng cuối năm 2024: Tín hiệu phục hồi nhờ hưởng lợi từ loạt dự án trọng điểm phía Nam
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và ...
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.