Đối tượng khảo sát lần này của JETRO là 1.974 công ty thuộc thành viên của JCCI, JCCH, JCCID, thời gian khảo sát từ ngày 18/6/2020 đến ngày 24/6/2020, hình thức khảo sát trên web và đã nhận được phản hồi hợp lệ từ 631 công ty.
Theo khảo sát này, 65% công ty Nhật Bản tại Việt Nam trả lời bị giảm doanh thu. Có khoảng 90% công ty trả lời bị ảnh hưởng từ việc “hạn chế bay, nhập cảnh”. Biện pháp chính sách đã thực hiện, “Đàm phán trực tuyến” có câu trả lời nhiều nhất. Thời kỳ phục hồi sau Covid, quý 1 năm 2021 có câu trả lời nhiều nhất.
Trong một tiết lộ mới đây, Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) cho biết, có khoảng 15 công ty Nhật Bản đăng ký ký nguyện vọng được dịch chuyển mở rộng sản xuất sang Việt Nam. Đây là động thái nhằm cải thiện lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của Nhật Bản kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, theo thông báo của JETRO.
Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội, cho biết, việc đa dạng chuỗi cung ứng để cắt giảm chi phí, doanh nghiệp sẽ tập trung sản xuất với số lượng lớn để có chi phí rẻ hơn. Nhưng do tác động dịch bệnh lần này, việc thiếu linh kiện khiến việc hoàn thiện sản phẩm gặp khó khăn do nguồn cung ứng chỉ tập trung vào một quốc gia, đặt yêu cầu các doanh nghiệp phải phân tán chuỗi cung ứng đến 1 - 3 nơi khác
Trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội đánh giá Việt Nam là quốc gia kiểm soát dịch bệnh sớm nên doanh nghiệp kỳ vọng sớm được sản xuất tại Việt Nam. Dù vậy, một mối lo ngại hiện nay là làn sóng dịch Covid-19 thứ hai đã bùng phát trở lại tại Việt Nam
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 cho biết, đến sáng 28/7, Việt Nam ghi nhận 431 ca mắc Covid-19, trong đó, 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
-
Việt Nam cần làm gì để đón doanh nghiệp Nhật Bản chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc?
CafeLand - 50% công ty Nhật Bản chuyển sang Việt Nam là một cú sốc với các nước Đông Nam Á. Điều này khiến cuộc đua thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản lại nóng lên hơn bao giờ hết.