Ảnh minh hoạ
Ông Hiệp cho rằng vấn đề quan trọng nhất hiện nay là quan điểm sửa luật.
“Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản liên quan trực tiếp và chặt chẽ với Luật Xây dựng. Vì vậy, việc sửa đổi hai luật này cần đồng bộ và dựa trên Luật Xây dựng để tránh tình trạng chồng chéo giữa các luật, gây khó khăn, cản trở cho thị trường bất động sản”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Chủ tịch GP.Invest nêu ví dụ Luật Xây dựng quy định thời gian bảo hành chung cư là 24 tháng. Trong khi đó, Luật Nhà ở năm 2014 lại quy định nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn tối thiểu là 60 tháng đối với nhà chung cư và 24 tháng đối với nhà ở riêng lẻ.
Hay vấn đề đấu giá đất cũng đang có những quy định phức tạp.
“Chúng ta đã có Luật Đấu thầu quy định chung cho các vấn đề liên quan đến đấu thầu, đấu giá. Vì vậy các luật liên quan đến vấn đề này cần phải thống nhất với Luật Đấu thầu”, ông Hiệp nói.
Vị này cho biết thêm, có khoảng 12 luật đang liên quan và điều phối đến thị trường bất động sản, nên nếu các luật không thống nhất sẽ tạo ra rất nhiều vướng mắc, chồng chéo. Vì vậy, sự thống nhất quan điểm về chỉnh sửa luật giữa các cơ quan quản lý là hết sức cần thiết.
Phân tích sâu hơn về một số bất cập trong Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản hiện nay, ông Hiệp cho rằng việc Luật Nhà ở không cho phép chuyển đổi các loại đất khác sang đất ở đang khiến lượng lớn dự án bị ách tắc, gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp.
Ông Hiệp cho biết hiện có khoảng 400 dự án tại Hà Nội và TP.HCM đang vướng. Do đó, việc sửa Luật Nhà ở cần chú ý đến điểm này.
Tại Hà Nội và TP.HCM, các chung cư đang ngày càng phát triển và trở thành chủ đề nóng. Khi đi qua các khu chung cư thường thấy những băng rôn đỏ treo do liên quan đến vấn đề pháp lý chung cư.
Tình trạng này phải được chấn chỉnh theo hướng, những người tham gia Ban quản trị phải đáp ứng các tiêu chuẩn rõ ràng và hiểu biết về pháp luật để giải quyết tranh chấp. Mặt khác, cần tổ chức Ban quản trị mạch lạc, rõ ràng.
“Theo tôi, Bộ Xây dựng cần điều chỉnh lại Thông tư 06 điều hành công tác quản trị chung cư rõ ràng hơn”, ông Hiệp đề xuất.
Về phí bảo trì chung cư, ông Hiệp cho rằng những căn hộ chưa mua, chưa bán được nhưng phải nộp 2% phí là bất công với nhà đầu tư. Việc sử dụng phí bảo trì này, trong Luật Nhà ở quy định không được sử dụng phí bảo trì cho sửa chữa. Do đó, Bộ Xây dựng cần xem xét lại vấn đề này.
Về việc phân phối quỹ bảo trì ở nhiều chung cư, theo ông Hiệp, cũng chưa hợp lý.
“Trong một dự án nhà hỗn hợp, 3 tầng đế thường được sử dụng vào mục đích thương mại. Tuy nhiên, khu vực này sử dụng điều hòa và điện riêng, nhưng không sử dụng thang máy chung. Vậy kinh phí bảo trì ở đây phải nộp như thế nào mới công bằng?” Chủ tịch GP.Invest đặt vấn đề.
Ngoài ra, nhiều vấn đề tồn tại giữa chủ đầu tư và cư dân với đại diện là Ban quản trị. Trong đó, các vấn đề phổ biến và nóng nhất hiện nay là sử dụng diện tích chung riêng, quản lý quỹ bảo trì và thành lập Ban quản trị chung cư.
“Hiện nay, luật chồng chéo, tín dụng bị siết chặt đang tạo ra hai gọng kìm khiến thị trường bất động sản vô cùng khó khăn”, ông Hiệp nhận định và đề xuất Quốc hội cần sớm phê duyệt việc sửa đổi, tránh lùi lại việc sửa đổi luật. Bởi như vậy, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục chịu nhiều khó khăn, cản trở sự phát triển.
Riêng Luật Nhà ở, tôi rất mong quan điểm sửa luật cần phải rõ ràng, minh bạch”, ông Hiệp bày tỏ.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...