Theo đó, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ áp dụng biện pháp tự vệ chính thức dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 26/28 nhóm sản phẩm thép bị điều tra từ 2/2/2019 đến tháng 7/2021.
Theo Cục phòng vệ thương mại, (Bộ Công Thương) Việt Nam được loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với hầu hết các nhóm sản phẩm thép. Kết quả này căn cứ vào quy định tại Điều 9.1 Hiệp định tự vệ WTO về việc loại trừ các nước/vùng lãnh thổ đang phát triển ra khỏi biện pháp tự vệ nếu lượng xuất khẩu chiểm tỷ trọng không đáng kể (dưới 3%) trong tổng lượng nhập khẩu, thép của Việt Nam chỉ bị áp dụng biện pháp tự vệ đối với 3/26 nhóm bao gồm: thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh; thép cán nguội hợp kim và không hợp kim; thép tấm mạ kim loại.
Trong vụ việc này, Bộ Công Thương đã theo dõi chặt chẽ diễn biến từ khi Ủy ban châu Âu khởi xướng điều tra và đã hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận kịp thời các thông tin vụ việc, thường xuyên theo dõi và thông báo lượng nhập khẩu của EU từ Việt Nam để các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng như thể hiện quan điểm chính thức thông qua các kênh song phương, đa phương với EU.
Mặc dù Việt Nam được loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với hầu hết các nhóm sản phẩm thép, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục duy trì theo dõi lượng xuất khẩu thép vào EU (đã tiến hành từ khi có biện pháp tự vệ tạm thời) để cảnh báo nguy cơ các mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại mới của EU.
-
Năm 2018, xuất khẩu sắt thép tăng mạnh cả về lượng và giá trị
CafeLand – Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, mặc dù gặp nhiều thách thức trong năm 2018 nhưng xuất khẩu sắt thép tăng 33% về lượng so với năm ngoái, đạt 6,25 triệu tấn, trị giá 4,55 tỉ USD.