21/12/2012 4:32 PM
Nhiều DN bất động sản đã lên kế hoạch chào bán các căn hộ bình dân trong năm 2013. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ có gói tín dụng 20.000 - 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý, thời hạn 10 năm.

Năm 2013, người mua nhà để ở sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn

Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển nhà Thủ Đức nhận định: “Năm 2013 sẽ là năm bùng nổ nguồn cung căn hộ ở phân khúc bình dân. Sự cạnh tranh giữa các DN sẽ khốc liệt hơn. Người mua sẽ có nhiều cơ hội và hàng hóa để lựa chọn. Đủ sức trụ vững trên thị trường thuộc về các DN có lợi thế về uy tín, sản phẩm chất lượng, năng lực tài chính. Đây cũng là năm dành cho các nhà đầu tư táo bạo, còn nắm nhiều tiền mặt, có thể thu gom, mua lại nhiều dự án giá rẻ chờ thị trường phục hồi. Nhiều hoạt động liên doanh, liên kết và thâu tóm, sát nhập sẽ diễn ra”.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành cho rằng, đây là thời điểm để những cặp vợ chồng trẻ, những người thu nhập thấp có quyền mơ về ngôi nhà của riêng mình, điều mà vài năm trước đây là không thể.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành nhận định, nguồn tiền trong dân đã cạn, những người thực sự có nhu cầu về nhà ở đa phần là người không có nhiều tiền. Vì vậy, nhu cầu về căn hộ bình dân là rất lớn.

“Sẽ có nhiều căn hộ bình dân phù hợp với người có thu nhập thấp và trung bình. Đây là một trong những giải pháp nằm trong chương trình phát triển nhà ở xã hội”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định.

Thực tế, tại TP. HCM, nhiều DN bất động sản như: Lê Thành, Đất Xanh, Đất Lành… đã có sản phẩm và sẽ “bung hàng” căn hộ bình dân trong năm 2013. Không chỉ bán, mà mô hình cho thuê cũng được nhiều DN tính đến. Dự kiến, TP. HCM sẽ có khoảng 10.000 căn hộ bình dân được chào bán trong thời gian tới. Trong đó, căn hộ có giá từ 600 - 800 triệu đồng/năm chiếm ưu thế.

Thị trường Hà Nội có vẻ chuyển động chậm, nhưng lại ồ ạt hơn. Chẳng hạn, căn hộ Đại Thanh được chào bán với giá hơn 10 triệu đồng/m2 đã gây “sốc” phân khúc căn hộ chung cư, cạnh tranh với cả nhà ở xã hội của các đơn vị ngành xây dựng đang bán với mức giá từ 11 - 13 triệu đồng/m2.

Trong bối cảnh thị trường BĐS ảm đạm, dư thừa nguồn cung căn hộ cao cấp, chủ đầu tư một dự án bất động sản chia sẻ, nếu dự án chưa hoàn thiện mà đang xây, tiết giảm hoặc thay đổi một số vật liệu, nội thất, chia nhỏ căn hộ thì giá có thể giảm từ 20 triệu đồng/m2 xuống 15 triệu đồng/m2, trừ loại chung cư có tầng hầm. Để minh chứng cho điều mình nói, ông này đưa ra một bảng kê giá thành các loại vật liệu, thiết bị vệ sinh, sơn, cửa… và giải thích: “Chỉ giữ nguyên kết cấu chung cư, còn những phần khác hoàn toàn có thể thay đổi để hạ giá thành. Chẳng hạn, chung cư này có thể ‘cắt’ ngay bể bơi trên tầng 18, giảm được 7 tỷ đồng; thay 6 thang máy Mishubishi bằng hãng khác, giảm được 2 tỷ đồng. Chiến lược bán hàng của chúng tôi là sẽ công khai mức giá và giải thích rõ với khách hàng việc giảm giá”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, các đề xuất tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và thị trường bất động sản sẽ được Chính phủ thảo luận và đưa vào Nghị quyết chuyên đề vào cuối tháng 12/2012. Theo đó, sẽ ưu tiên cho các dự án nhà giá thấp, nhà ở xã hội, nhà tái định cư.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, sẽ có gói tín dụng 20.000 - 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý, thời hạn 10 năm, chứ không dành cho các DN bất động sản.

  • Nhà ở xã hội: Thật sự là vị cứu tinh?

    Nhà ở xã hội: Thật sự là vị cứu tinh?

    CafeLand – Nhà ở xã hội đang là đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm từ dư luận, doanh nghiệp cũng như Chính phủ. Hàng loạt giải pháp, những cuộc họp bàn giải cứu thị trường đều xướng lên cái tên “nhà ở xã hội”. Thật sự đây có phải là giải pháp tối ưu nhất cho thị trường hiện nay hay chỉ là lối thoát hẹp trong cơn bĩ cực? <br/br>

  • Bất động sản 2013 có được cứu?

    Bất động sản 2013 có được cứu?

    CafeLand - Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là thị trường bất động sản sẽ bước qua thêm một năm sóng gió kể từ khi rơi vào khó khăn năm 2009. Hiện vấn đề về cứu bất động sản đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và cũng đã có nhiều cuộc họp bàn bạc về vấn đề này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại việc giải cứu thị trường vẫn còn dựa trên “đề xuất” chờ “nghiên cứu” “xem xét”. Liệu bất động sản có được giải cứu hay không, nếu được thì vào thời điểm nào dường như vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời đáp.

  • Được bơm tiền, đại gia BĐS chưa thoát cửa tử

    Được bơm tiền, đại gia BĐS chưa thoát cửa tử

    Bất cập lớn nhất của BĐS là sự mất cân đối cung - cầu trên thị trường BĐS từ quy mô, cấu trúc sản phẩm tới giá cả. Khi các DN BĐS chưa thực lòng tái cơ cấu thì có bơm tiền cũng khó cứu. <br/br>

Theo Trung Kiên (ĐTCK)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.