Ngày 12/10, nguồn tin của Tiền Phong cho biết: UBND thành phố Pleiku đã ban hành kế hoạch số 2330 về việc khắc phục kết luận thanh tra số 2405/KL-UBND (ngày 26/10/2018) của UBND tỉnh Gia Lai về việc “San lấp, phân lô, tách thửa, bán nền, xây dựng công trình, nhà ở không đúng quy định trên địa bàn thành phố Pleiku”.
Theo đó, đối với các vị trí san lấp mặt bằng, UBND thành phố chỉ đạo kiên quyết xử lý, yêu cầu các chủ sử dụng đất dừng việc san lấp mặt bằng. Hiện nay các chủ sử dụng đã trả lại hiện trạng ban đầu.
Đối với việc phân lô, tách thửa và chuyển mục đích sử dụng đất không đúng qui hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt, những thửa đất đã chuyển đổi mục đích và xây dựng nhà ở, thì UBND thành phố cho giữ nguyên hiện trạng.
Các lô đất tách thửa nhưng chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa xây dựng nhà ở thì phải tạm dừng chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang đất ở, không được phép xây dựng nhà ở nơi không phù hợp với qui hoạch chung xây dựng của thành phố. UBND thành phố cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm vi phạm của các chủ sử dụng đất đã nêu trong kết luận thanh tra theo đúng qui định của pháp luật.
Với các khu đất còn lại trong diện rà soát thì giữ nguyên hiện trạng đất nông nghiệp đến hết năm 2020; thực hiện theo qui định sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và điều chỉnh qui hoạch xây dựng nông thôn mới, qui hoạch phân khu xây dựng và qui hoạch chi tiết được duyệt.
Hàng loạt cán bộ bị kỷ luật
Trước đó, Tiền Phong đã đưa tin: Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành ký kết luận số 2405/KL-UBND (26/10/2018) về việc “San lấp, phân lô, tách thửa, bán nền, xây dựng công trình, nhà ở không đúng quy định trên địa bàn thành phố Pleiku”, xác định: Đã có 1.523 thửa đất tách không đúng quy định để phân lô, bán nền với 21 vị trí tại 10 phường, xã trên diện tích 33 ha.
Các cá nhân, tổ chức đã mua 1 ha đất nông nghiệp chỉ từ 1 đến 2 tỷ đồng/ha. Sau đó một số cán bộ của thành phố Pleiku và Sở TN&MT tỉnh Gia Lai cho mở đường trái phép, kéo điện, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập các khu dân cư ảo bán giá gấp 7 đến 10 lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch đô thị thành phố Pleiku thời gian tới.
Nhiều cán bộ liên quan vụ này đã bị kỷ luật, trong số đó có ông Phạm Duy Du (Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Gia Lai), ông Trần Xuân Hùng (phó giám đốc Sở) và ông Lê Xuân Khanh (phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai) cùng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách; Ông Trần Xuân Quang (Chủ tịch UBND TP Pleiku) bị khiển trách, ông Nguyễn Kim Đại (Phó chủ tịch UBND TP Pleiku) bị cảnh cáo.
-
Doanh nghiệp ông Trần Bá Dương trả HAGL hơn 1.000 tỷ đồng để thanh toán nợ trái phiếu
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG) vừa báo cáo về việc trả bớt nợ trái phiếu phát hành năm 2016.
-
"Gồng lỗ” lũy kế hơn 2.500 tỷ, cổ phiếu đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết, "cây đũa thần" nào đã giúp doanh nghiệp này “hồi sinh”?
Từng chìm sâu trong khó khăn với khoản lỗ lũy kế vượt 2.500 tỷ đồng, cổ phiếu bị cảnh báo nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, Đức Long Gia Lai bất ngờ tạo cú sốc khi công bố đã tất toán toàn bộ khoản nợ tại Sacombank với số tiền hơn 650 tỷ...
-
Một doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về thuế, có tình tiết tăng nặng
Ngày 29/12, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm chủ tịch HĐQT thông báo việc đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Cục Thuế tỉnh Gia Lai.