15/12/2014 8:33 PM
Ngày 15.12, đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho biết cuộc thi tuyển chọn phương án thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 và thiết kế kiến trúc các công trình khu trung tâm hành chính TP.HCM sẽ có kết quả vào tháng 2.2015.
Một phần tòa nhà cổ số 59 - 61 Lý Tự Trọng, quận 1, TP.HCM
Theo đề bài mà Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM công bố, trong phần yêu cầu thiết kế kiến trúc khu trung tâm hành chính TP.HCM, thì tòa nhà trụ sở chính của UBND TP.HCM hiện nay ở 86 Lê Thánh Tôn được bảo tồn.
Trong khi đó, đối với tòa nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng (trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương hiện nay), đề bài chỉ yêu cầu nghiên cứu bảo tồn mặt đứng.
Năm 1888, chức năng của tòa nhà này được nhập vào Thơ Ký Thống đốc Nam kỳ (vị trí 213 Đồng Khởi) và bản đồ cũ năm 1890 cho thấy một tòa nhà quy mô lớn hơn được xây dựng như hiện nay (tòa nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng). Vào đầu thế kỷ 20, cơ quan này còn có tên là Văn phòng Chính phủ cùng các bộ phận như Thanh tra Lao động…
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, tòa nhà có một giai đoạn ngắn được dùng làm trụ sở Bộ Nội vụ, kể từ năm 1955 là trụ sở Bộ Kinh tế của chính quyền Sài Gòn cũ. Tòa nhà này xuất hiện trong phim Người Mỹ thầm lặng (bản năm 1958).
Hiện nay tòa nhà là trụ sở của Sở Công thương và Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.
Như vậy, tòa nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng được xây theo kiến trúc thuộc địa Pháp này đã có hơn 120 năm tuổi.
Theo ghi nhận thực tế của PV, tòa nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng có hình chữ “U”, kết cấu vẫn còn nguyên vẹn và hiện là nơi làm việc của hàng trăm cán bộ, công chức.
Vị trí xây mới trung tâm hành chính TP.HCM nhìn từ trên cao - Ảnh: Đình Phú
Theo đề bài mà Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM công bố, trong phần yêu cầu thiết kế kiến trúc khu trung tâm hành chính TP.HCM, thì tòa nhà trụ sở chính của UBND TP.HCM hiện nay ở 86 Lê Thánh Tôn được bảo tồn.
Trong khi đó, đối với tòa nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng (trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương hiện nay), đề bài chỉ yêu cầu nghiên cứu bảo tồn mặt đứng.
Năm 1888, chức năng của tòa nhà này được nhập vào Thơ Ký Thống đốc Nam kỳ (vị trí 213 Đồng Khởi) và bản đồ cũ năm 1890 cho thấy một tòa nhà quy mô lớn hơn được xây dựng như hiện nay (tòa nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng). Vào đầu thế kỷ 20, cơ quan này còn có tên là Văn phòng Chính phủ cùng các bộ phận như Thanh tra Lao động…
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, tòa nhà có một giai đoạn ngắn được dùng làm trụ sở Bộ Nội vụ, kể từ năm 1955 là trụ sở Bộ Kinh tế của chính quyền Sài Gòn cũ. Tòa nhà này xuất hiện trong phim Người Mỹ thầm lặng (bản năm 1958).
Hiện nay tòa nhà là trụ sở của Sở Công thương và Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.
Như vậy, tòa nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng được xây theo kiến trúc thuộc địa Pháp này đã có hơn 120 năm tuổi.
Theo ghi nhận thực tế của PV, tòa nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng có hình chữ “U”, kết cấu vẫn còn nguyên vẹn và hiện là nơi làm việc của hàng trăm cán bộ, công chức.
Đình Phú (Thanh niên)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.