Một góc Mộc Châu
Theo đó, phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu được thực hiện trong địa giới hành chính của huyện Mộc Châu. Trong đó, phía Bắc giáp các huyện Phù Yên và Bắc Yên; phía Nam giáp huyện Vân Hồ và huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Đông và Đông Nam giáp huyện Vân Hồ; phía Tây giáp huyện Yên Châu.
Quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 185.000 người và đến năm 2040 khoảng 275.000 người. Quy mô lập quy hoạch 107.209ha.
Quy hoạch nhằm xác định sự phát triển hợp lý của đô thị Mộc Châu trong giai đoạn đến năm 2025 và định hướng những năm tiếp theo. Tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị phù hợp với mục tiêu đạt tiêu chí đô thị loại IV và xây dựng huyện Mộc Châu trở thành thị xã vào năm 2025. Giai đoạn đến năm 2030 phát triển theo chiều sâu, hoàn thiện các tiêu chí còn yếu, còn thiếu của đô thị loại IV đồng thời duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại III giai đoạn 2030-2040. Phát triển toàn diện, bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đô thị và nông thôn trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là tiềm năng về du lịch, phát triển nông nghiệp và kinh tế thương mại cửa khẩu quốc tế.
Đồng thời, làm cơ sở để triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn theo quy định…
Các phân khu chức năng trong đô thị gồm: Phân vùng trung tâm (khu vực nội thị) có diện tích tự nhiên khoảng 15.872ha, là vùng đô thị hóa tập trung, vùng kinh tế động lực phát triển đô thị du lịch, thương mại dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao.
Vành đai nông nghiệp xung quanh khu vực nội thị (thuộc ngoại thị) có diện tích khoảng 49.299ha, là vành đai phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển sản phẩm nông sản chủ lực theo chuỗi giá trị, thương mại - dịch vụ, gắn du lịch sinh thái. Phát triển 2 trung tâm tiểu vùng có các khu chức năng hỗn hợp để phục vụ dân cư đô thị và phát triển dịch vụ, du lịch làm tiền đề hình thành các tổ hợp dự án động lực trong tương lai. Thiết lập vùng bảo vệ cảnh quan không gian kiến trúc làng, bản truyền thống.
Phân vùng núi cao biên giới (thuộc ngoại thị) có diện tích khoảng 24.862ha, phát triển kinh tế thương mại cửa khẩu quốc tế Lóng Sập gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp sinh thái, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch mới, trải nghiệm, khám phá, chinh phục đỉnh cao. Quy hoạch các xã theo mô hình nông thôn mới, gắn với hình thành các trung tâm công cộng, dịch vụ hỗ trợ thương mại cửa khẩu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Phân vùng dọc sông Đà (thuộc ngoại thị) có diện tích khoảng 17.221ha, là vùng bảo vệ và phát huy giá trị sinh thái, đa dạng sinh học và cảnh quan khu rừng phòng hộ ven sông Đà, khu vực đồi núi cao; phát triển nông lâm thủy sản kết hợp du lịch lòng hồ và ven sông.
-
Sơn La sẽ phát triển 4 vùng kinh tế
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1676 ngày 25.12.2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Sơn La quy hoạch toàn bộ diện tích 1 huyện phát thành trung tâm du lịch lớn thứ 3 của tỉnh
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Sơn La quy hoạch Khu du lịch Tà Xùa 13.000ha
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung khu du lịch Tà Xùa và các vùng phụ cận, huyện Bắc Yên với thời hạn lập quy hoạch ngắn hạn đến năm 2030 và dài hạn đến năm 2045....
-
Bộ GTVT phản hồi thông tin về dự án cao tốc và mở rộng Quốc lộ 6 trên địa bàn Sơn La
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Sơn La về kiến nghị đầu tư tuyến cao tốc nối từ Mộc Châu đến thành phố Sơn La và đầu tư mở rộng quốc lộ 6 đoạn từ đường đôi thành phố Sơn La đến thị trấn Hát Lót....