Cụ thể, phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Vĩnh Linh với tổng diện tích tự nhiên 61.998,59ha, có ranh giới cụ thể, phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; phía Nam giáp huyện Gio Linh; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Hướng Hóa.
Về dự báo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 1.227 ha; Đến năm 2040, đất xây dựng đô thị khoảng 1.881 ha.
Định hướng phát triển hệ thống đô thị, đến năm 2030, đầu tư nâng cấp hạ tầng và chất lượng các đô thị; trong đó, phát triển đô thị Hồ Xá đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, đô thị Bến Quan và đô thị Cửa Tùng hoàn thiện tiêu chí đô thị loại V. Đến năm 2040 phát triển, nâng cấp chất lượng các đô thị Hồ Xá (đô thị loại IV), đô thị Bến Quan và đô thị Cửa Tùng (đô thị loại V).
Quy hoạch định hướng vùng huyện Vĩnh Linh phân thành 3 vùng phát triển không gian, bao gồm:
Vùng 1 (vùng đồng bằng và trung du): Gồm 4 tiểu vùng.
Tiểu vùng trung tâm huyện (bao gồm toàn bộ ranh giới thị trấn Hồ Xá mở rộng): Tập trung phát triển kinh tế và đô thị tại khu vực giáp Quốc lộ 1; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện.
Tiểu vùng hữu ngạn sông Sa Lung (bao gồm các xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy): Tập trung phát triển vùng thâm canh cây lúa tập trung, quy mô lớn và cơ giới hoá nông nghiệp; phát triển cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc và chế biến nông sản theo hướng công nghệ cao.
Tiểu vùng tả ngạn sông Sa Lung (bao gồm các xã Vĩnh Long, Trung Nam, Vĩnh Hoà, Hiền Thành và một phần các xã Vĩnh Giang, Kim Thạch): Tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và du lịch khai thác cảnh quan nông nghiệp.
Tiểu vùng cát Đông Bắc (bao gồm các xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú và một phần xã Vĩnh Thái): Tập trung phát triển cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc và chế biến nông sản theo hướng công nghệ cao.
Vùng 2 (vùng núi): Gồm 2 tiểu vùng.
Tiểu vùng núi cao (bao gồm toàn bộ xã Vĩnh Ô): Tập trung bảo vệ rừng đầu nguồn, khôi phục sinh thái, tăng độ che phủ, phát triển lâm nghiệp bền vững và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng văn hóa dân tộc, chú trọng vai trò an ninh quốc phòng và văn hoá xã hội.
Tiểu vùng núi thấp (bao gồm thị trấn Bến Quan và các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê): Tập trung phát triển kinh tế và đô thị tại khu vực giáp Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh. Ưu tiên và khuyến khích phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, logistic, du lịch sinh thái, phát triển trang trại chăn nuôi, trồng trọt.
Vùng 3 (vùng ven biển): Bao gồm thị trấn Cửa Tùng và một phần các xã Vĩnh Thái, Kim Thạch, Vĩnh Giang.
Tập trung phát triển dịch vụ, đô thị du lịch biển, phục hồi rừng phòng hộ ven biển, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng; xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ theo hướng hiện đại, kiến trúc cảnh quan hài hòa, đảm bảo an toàn môi trường; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh quốc gia.
Hiện Vĩnh Linh có 68 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, tiêu biểu là cụm di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Cầu Hiền Lương, Sông Bến Hải, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 và các di tích lịch được xếp hạng cấp quốc gia như: Địa đạo Vịnh Mốc, Bến đò Tùng Luật..
Về định hướng phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Đến năm 2030: Tập trung đầu tư và hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá (Khu A và khu B), Cụm công nghiệp Cửa Tùng, Cụm công nghiệp vùng Đông Vĩnh Linh, Cụm công nghiệp phía Tây Vĩnh Linh A thuộc xã Vĩnh Hà, Cụm công nghiệp phía Tây Vĩnh Linh B thuộc xã Vĩnh Sơn và một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp khác.
Đến năm 2040: Thành lập các khu hỗn hợp (tổ hợp công nghiệp, logistic, thương mại, dịch vụ, dân cư/đô thị, sản xuất nông lâm nghiệp...) tại thị trấn Bến Quan, Tây Bắc xã Vĩnh Sơn, nút giao đường cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ với đường tỉnh 573B và xây dựng một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp khác.
Về Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cộng đồng: Quy hoạch phát triển khu dịch vụ du lịch sinh thái, thể dục thể thao và các chức năng khác quanh hồ Bảo Đài, hồ La Ngà, Bàu Thủy Ứ...; phát triển khu du lịch sinh thái rừng nguyên sinh Rú Đưng, rừng nguyên sinh Rú Lịnh...; phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ven hồ, ven sông, ven biển, vui chơi giải trí thể thao mặt nước...; hình thành các điểm du lịch sinh thái, cộng đồng kết hợp mô hình dịch vụ nghỉ dưỡng lưu trú tại các địa phương có thế mạnh về văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên (thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang; thôn Hiền Lương, xã Hiền Thành; thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch; thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái; khu vực đồng bào Vân Kiều, xã Vĩnh Ô...).
-
Quảng Trị tìm nhà đầu tư cho dự án khu dân cư mới tại khu vực ven sông Hồ Xá
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị vừa thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư Tây Nam Quốc lộ 1 (giai đoạn 2) thị trấn Hồ Xá.
-
Báo cáo quy hoạch ý tưởng sơ bộ Tổ hợp đô thị sân bay Quảng Trị
UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức cuộc họp để nghe đơn vị tư vấn báo cáo quy hoạch ý tưởng sơ bộ Tổ hợp đô thị sân bay – công nghiệp hàng không – logistic – dịch vụ - thương mại Quảng Trị....
-
Họp bàn phương án điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa làm việc với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh để nghe báo cáo thông qua phương án, ý tưởng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị....
-
Diễn biến mới tại dự án Bến cảng tổng hợp gần 1.000 tỷ đồng ở Quảng Trị
Dự án Bến cảng tổng hợp Nam Cửa Việt dự kiến được đầu tư với quy mô gần 17ha, bao gồm 2 cầu cảng tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, với công suất thiết kế 2,7 triệu tấn/năm. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng....