24/03/2014 4:06 PM
Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ bộ giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản, trong đó tính tới phương án không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, các dự án khu đô thị mới trong năm 2014.
Ảnh: Hoàng Long
Cụ thể Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ yêu cầu các địa phương không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, các dự án khu đô thị mới trong năm 2014. Trường hợp đặc biệt, các địa phương phải thống nhất với Bộ Xây dựng và báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tiến hành rà soát phân loại dự án; cho điều chỉnh tạm thời mục đích sử dụng đất có thời hạn; đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng...
Thực ra, cơ cấu sản phẩm bất động sản đang thiên lệch, quá ít nhà ở xã hội trong khi đó lại nhiều nhà ở thương mại. Bản thân gói lãi suất ưu đãi 30.000 tỷ hỗ trợ thị trường được đến nay giải ngân được quá ít. Trong khi đó, cơ cấu hàng tồn kho của thị trường, tỷ lệ nhà ở thương mại, chung cư cao cấp chiếm đến 70%. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 ngày 7/1/2013, cho phép các dự án nhà ở thương mại được phép chuyển đổi sang nhà ở xã hội, chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội mới chỉ có 3 dự án được thực hiện chuyển đổi. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng, ngừng triển khai xây mới nhà ở thương mại, là bước đi đúng để cân bằng lại sản phẩm thị trường.
GS. Đặng Hùng Võ phân tích với Đại Đoàn Kết, nghịch lý của thị trường BĐS tiếp tục lộ rõ trong giai đoạn kinh tế chuyển đổi. Hiện kho BĐS giá cao tồn đọng gắn với nợ xấu của các ngân hàng thương mại rất lớn, người lao động có nhu cầu rất cao về nhà ở giá rẻ nhưng lại thiếu cung. Lúc này cần giúp các doanh nghiệp về tài chính để vượt qua khó khăn, điều chỉnh lại cung-cầu trên thị trường; giúp người có thu nhập thấp sớm có nhà ở và giải quyết khối lượng vốn đang tồn đọng trong thị trường BĐS. Do vậy ngừng triển khai xây dựng nhà thương mại là cách can thiệp hợp lý.
Sắp tới, khẳng định của Bộ Xây dựng, sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh về cơ cấu sản phẩm. Nguồn cung sẽ tập trung vào phân khúc bình dân, diện tích vừa và nhỏ, với giá bán dưới 20 triệu đồng/m2. Hiên nay, phân khúc này cũng đang là điểm sáng của thị trường.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty BĐS Đông Đô, Lương Ngọc Lân bày tỏ với Đại Đoàn Kết: "Trong giai đoạn cung nhà ở thương mại đang thừa thì quyết định ngừng triển khai xây dựng là điều cần thiết và hợp lý”. Ông Lân nói, thị trường cần phải khắc phục tình trạng người ăn không hết, kẻ lần không ra. Nhu cầu mua nhà ở xã hội của người dân rất lớn.
Nhưng chỉ ngừng phép xây dựng nhà ở thương mại tập trung phát triển nhà ở xã hội mà chưa đưa ra cách thức tiêu thụ hàng tồn kho có đẩy thị trường vào cảnh thừa vẫn hoàn thừa? Thực tế thì thị trường địa ốc đang nóng dần lên ở phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp. Trong khi đó, nhà ở thương mại giá cao dù đã giảm giá, khuyến mãi vẫn chưa có biến chuyển. Nếu nhìn sâu giá nhà ở trung bình cao gấp 25 lần thu nhập trung bình năm của người lao động (trong khi ở các nước khác tỷ lệ này là 2-4 lần), vậy nên thị trường BĐS chưa thể có biến động rõ rệt.
Thúy Hằng (Đại đoàn kết)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.