Phát triển nền nông nghiệp đô thị trong cấu trúc chùm đô thị
PV: Đất nông nghiệp đã và đang được chuyển đổi để phục vụ cho quá trình đô thị. Theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT : Giai đoạn 2000-2010, diện tích đất trồng lúa cả nước đã giảm gần 370.000ha, trong đó giảm mạnh nhất trong 5 năm 2000-2005 với hơn 300.000ha. Trong khi đó, quy hoạch, tới năm 2020, số diện tích đất nông nghiệp của Thủ đô giảm để chuyển đổi mục đích lên tới gần 42.000 ha. hóa. Nhìn lại quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp trong thời gian qua ông có nhận xét gì?
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm:
Việc phát triển chuyển hóa từ đất nông nghiệp sang đất phát triển đô thị thời gian vừa qua nhất là giai đoạn trước khi mở rộng là giai đoạn cao trào, chuyện lấy đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình đô thị hóa là điều thường thấy ở không ít làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, về mặt khách quan thì sau khi Hà Nội thực hiện mở rộng (năm 2008) rõ ràng đòi hỏi chúng ta phải rà soát lại khiến cho không ít dự án phải xem xét lại. Đây cũng là khó khăn cho nhà đầu tư. Nhưng trên thực tế, nhiều dự án dù đã được phê duyệt cũng chỉ nằm đấy. Trong đó, phần lớn đều là diện tích được thu hồi từ đất nông nghiệp. Thực trạng này cần phải được nhìn nhận và đánh giá một cách nghiêm túc.
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch Hà Nội |
Nhưng ở đây còn một vấn đề đặt ra là vấn đề phát triển đất nông nghiệp chuyển đổi phải gắn kết với một yêu cầu nữa là không chỉ đền bù giải phóng mặt bằng mà còn phải đào tạo lao động khi người dân bị mất đất lao động. Ngay cả khi họ lấy mất đất nông nghiệp thì đất gọi là đất dịch vụ hiện nay họ cũng không khai thác.
Với định hướng phát triển của Hà Nội là cấu trúc của một chùm đô thị thì rõ ràng bên cạnh việc rất chú trọng đến phát triển đô thị phải chú trọng đến phát triển nền nông nghiệp đô thị.
PV: Vấn đề đô thị hóa nông thôn, phát triển nông nghiệp đô thị thực hiện quy hoạch đã được đề cập rất nhiều kết quả có nhưng hậu quả cũng không ít. Ông nhận định như thế nào giữa những kết quả cũng như những tồn tại trong việc quy hoạch phát triển đất nông nghiệp hiện nay?
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm:
Hiện nay, cả nước với phong trào xây dựng nông thôn mới Hà Nội cũng đang làm đã đạt được những kết quả nhưng vẫn còn nhiều tồn tại.
Vậy thế nào là nông thôn mới? Làm thế nào để khai thác nền nông nghiệp mà vẫn khai thác sử dụng hiện nay? Thực tế là chúng ta chưa tạo ra được sự đồng bộ và hài hòa giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn.
Về vấn đề khai thác hiệu quả quỹ đất. Chưa giám sát tiến độ, chưa biết khai thác hiệu quả. Dự án nhiều năm không làm có thể để cho người dân khai thác chứ để hoang là một sự lãng phí rất lớn trong khi đó nhiều nơi người dân phải quay lại chính dự án để tái định cư. Đó là sự thật buộc chúng ta phải nhìn nhận.
Một vấn đề nữa, khi lấy đất của nông dân thực hiện việc đền bù phải làm tăng sức lao động tại đây. 1ha đất nông nghiệp ở Hà Nội thông thường phải giải quyết được cho 3 lao động nhưng vừa qua do nhiều yếu tố khách quan chúng ta không chú trọng đến việc đào tạo lao động mà để cho người nông dân lao động tự phát, tự bươn chải dẫn đến những hiện tượng và những câu chuyện đau lòng.
Không phải tự nhiên từ một người dân nông trồng lúa mà có thể trở thành một công nhân. Điều đó đòi hỏi một quá trình đào tạo và học nghề. Nhưng vấn đề này lại không được chú trọng. Họ chỉ chú trọng đến vấn đề nhận, thu nhập đến khi không làm được việc thì tất nhiên người nông dân sẽ bị sa thải. Điều đó cũng là một trong những bất cập của chính sách.
Theo quy hoạch đến năm 2020, số diện tích đất nông nghiệp của Thủ đô giảm để chuyển đổi mục đích lên tới gần 42.000 ha |
Nông nghiệp Hà Nội chưa định hình được một cách cơ bản, cụ thể
PV: Theo quy hoạch đến năm 2020, số diện tích đất nông nghiệp của Thủ đô giảm để chuyển đổi mục đích lên tới gần 42.000 ha. Theo ông, làm thế nào để gắn 42.000 ha đất nông nghiệp chuyển đổi hiệu quả với việc phát triển quy hoạch chung?
TS. KTS: Đào Ngọc Nghiêm:
Theo quá trình đô thị hóa thì đến năm 2030, Hà Nội có khoảng 9,2 triệu dân thì vẫn còn gần 3 triệu là nông dân. Với định hướng phát triển của Hà Nội là cấu trúc của một chùm đô thị thì rõ ràng bên cạnh việc rất chú trọng đến phát triển đô thị phải chú trọng đến phát triển nền nông nghiệp đô thị.
Nhưng nông nghiệp của Hà Nội là gì vẫn chưa được định hình một cách căn bản cụ thể. Ngoài mấy vùng rau sạch, mấy vùng chăn nuôi không hề xác định được vấn đề phát triển như thế nào như hình thức nông nghiệp trang trại, dồn điền đổi thửa có áp dụng không, làm thế nào để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người dân, rồi vấn đề đào tạo lao động.
Phải rà soát lại đất nông nghiệp hiện nay chưa khai thác để từ tổng thể của phát triển Hà Nội đưa ra định hướng các vùng ưu tiên và xác định những vùng để cho họ tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Hà Nội mà là vấn đề cần được triển khai trên cả nước. Chính phủ sẽ có những thay đổi mới không phải từng khu đô thị được giao mà TP sẽ nghiên cứu để ra những vùng ưu tiên lên kế hoạch phát triển ưu tiên khu đô thị nào lúc đó mới kêu gọi đầu tư
Xin cảm ơn ông!