Điều nan giải nhất của các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên cả nước là làm sao để thu hút nhà đầu tư, qua đó ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, với tình trạng quá dư thừa KCN, CCN như hiện nay, những vấn đề trên không dễ giải quyết.
Tỉ lệ lấp đầy quá thấp
trong KCN An Nghiệp của tỉnh này để... trồng khoai lang. Ảnh: DUY NHÂN
Lý thuyết là vậy, còn thực tế thì khác. Một khi hầu hết các KCN, CCN đều thưa vắng như hiện nay thì không thể mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiện cả nước có 267 KCN, chiếm 72.000 ha đất, tỉ lệ lấp đầy không quá 50%. Theo quy hoạch đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cả nước sẽ có 558 KCN với diện tích 200.000 ha. Ngoài ra, tính đến cuối năm 2009, cả nước đã có 918 CCN đã được thành lập và hoạt động, sử dụng 40.000 ha đất, tỉ lệ lấp đầy chỉ 26,4%. Theo quy hoạch phát triển, có 1.872 CCN, sử dụng 76.520 ha đất.
Thẩm định kỹ, tăng chế tài
GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, nói rằng tỉ lệ lấp đầy thấp của các KCN là một điều đáng lo ngại. Trên thực tế, rất nhiều địa phương đã giao số lượng lớn diện tích đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cho các doanh nghiệp đã làm cho các KCN thừa diện tích. Chỉ tiêu Quốc hội cho phép là 44.000 ha vào năm 2010, các địa phương đã giao tới 93.000 ha, vượt 211,36%. Tình trạng này cần phải quy hoạch lại và điều chỉnh kịp thời.
Theo ông Lê Quốc Dung, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII, bên cạnh yêu cầu điều chỉnh diện tích phù hợp giữa các vùng để hạn chế sử dụng đất lúa nước, cần nâng cao yêu cầu lựa chọn và thẩm định kỹ các dự án sử dụng đất theo hướng sử dụng ít diện tích đất nhưng mang lại hiệu quả về việc làm, thu nhập, thu ngân sách và hạn chế tác động môi trường nhất, tránh tình trạng cấp phép tràn lan, sử dụng đất kém hiệu quả. Thúc đẩy các dự án nhanh đưa vào sử dụng, khắc phục nhiều dự án để hoang hóa hoặc hiệu suất sử dụng thấp.
Đồng thời, có chính sách phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển KCN và nhu cầu chuyển đổi nghề cho những lao động nông nghiệp có đất được chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp vừa nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp vừa tạo đời sống ổn định cho người dân địa phương”.
Đừng mở tràn lan TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, nói: “KCN ở các tỉnh ĐBSCL, nơi nào cũng có chế biến thủy sản, dệt may…, không có KCN nào chuyên dụng cho một loại hàng. Do đó, các KCN kêu gọi đầu tư giống nhau, như vậy là lãng phí”. Ông Võ Thanh Hùng, Trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN Cần Thơ, đề nghị: “Về quy hoạch KCN và CCN, nên rà soát lại, địa phương nào có điều kiện thì phát triển, còn ngược lại thì nên giảm. Đừng mở KCN, CCN tràn lan, vừa lãng phí đất đai, nhân lực - vật lực vừa triệt tiêu nhau”. |