Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 10.4 nêu tên 8 bộ, ngành- trong đó có cả Bộ Tài nguyên và Môi trường “sử dụng nhà đất không đúng mục đích, cho thuê trái phép, cho mượn sai quy định, bị lấn chiếm, tranh chấp hoặc để hoang hóa”.

Theo Kiểm toán Nhà nước, việc mua sắm tài sản công là “thiếu chặt chẽ” và “còn nhiều sai phạm”.

Các đơn vị và địa phương bị nêu tên vì mua sắm tài sản không đúng quy định của Luật Đấu thầu là tỉnh Phú Yên, Tổng cục Thuế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ...; hoặc sử dụng không đúng mục đích, đối tượng.

Mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết 11, yêu cầu các bộ, ngành sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; tạm dừng trang bị mới xe ôtô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,...; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách; tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nước... Tuy nhiên, ở hàng loạt các địa phương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Tây Ninh, Quảng Ninh, Điện Biên, Phú Yên, Bến Tre, Đắk Nông…, việc mua sắm tài sản công vẫn được cho là “chưa đúng tinh thần NQ11”.

Trong khi đó, một chính sách lớn- liên quan trực tiếp đến người lao động là cải cách tiền lương- thì tại 18/28 địa phương được kiểm toán chưa trích đủ nguồn theo quy định, với số tiền lên tới hơn 4.000 tỉ đồng. Trong đó, Hà Nội chưa trích đủ nguồn với con số lớn nhất- lên tới 2.489 tỉ. Quảng Ninh: 1.136 tỉ… Nghiêm trọng nhất là có tới 13/28 địa phương dùng nguồn cải cách tiền lương để chi thường xuyên, chi giải phóng mặt bằng, tạm ứng cho các khoản phát sinh khác tại địa phương… với số tiền sai quy định là 3.368 tỉ đồng.

  • Cho người nước ngoài mua nhà: Sợ gì mà ngập ngừng ?

    Cho người nước ngoài mua nhà: Sợ gì mà ngập ngừng ?

    Tiến sĩ Võ Đại Lược, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cho rằng: “Thật khó hiểu khi trong thời đại toàn cầu hóa như thế này mà chúng ta vẫn còn lạc hậu đến mức không cho người nước ngoài (NNN) vào mua nhà của mình. Muốn "giải cứu" thị trường BĐS hiện nay, không thể chỉ dựa vào nguồn lực trong nước. Chính phủ nên có thể chế cho phép NNN vào mua nhà tự do tại Việt Nam. <br/br>

  • Hy hữu: khách hàng dọa tổ chức “lễ kỷ niệm” hai năm dự án … chậm tiến độ!

    Hy hữu: khách hàng dọa tổ chức “lễ kỷ niệm” hai năm dự án … chậm tiến độ!

    Dù khách hàng đã đóng 80%, thậm chí đến 95% giá trị hợp đồng, nhưng chủ đầu tư dự án chung cư Emico lại “đủng đỉnh” chưa bàn giao căn hộ. Đến thời điểm hiện tại, nhiều khách hàng đang có ý tưởng tổ chức “lễ kỷ niệm” tròn hai năm dự án … chậm tiến độ. <br/br>

  • Bi kịch từ mảnh đất mua bằng giấy viết tay

    Bi kịch từ mảnh đất mua bằng giấy viết tay

    8 năm mua đất xây nhà, 5 năm vợ chồng ông Hồng bị "hành xác" khi phải sống trong kiện tụng triền miên. Giờ đây, họ lại phải ở cảnh màn trời chiếu đất vì căn nhà bị kẻ lạ mặt dùng máy xúc ủi sập.

Anh Đào (Lao động)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.