CafeLand - Theo thống kê của các Ngân hàng thương mại, nợ xấu bất động sản hiện chỉ có 10 nghìn tỷ đồng trong số 277 nghìn tỷ tổng dư nợ tín dụng bất động sản, tức chỉ khoảng 4%. Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Nguyên phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, con số này chỉ bằng 1/3 số nợ xấu của một đại gia bất động sản.

TS Lê Xuân Nghĩa, Nguyên phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong buổi đối thoại trực tiếp bất động sản cơ hội nào cho nhà đầu tư diễn ra tại Tp.HCM trong khuôn khổ triển lãm Bất động sản 2014, nợ xấu của thị trường bất động sản rất lớn nhưng việc xử lý nợ xấu rất khó khăn do nguồn lực tài chính của các ngân hàng thương mại ngày càng suy giảm dẫn đến việc trích lập dự phòng rủi ro khó khăn.

Bên cạnh đó, Theo Ông Lê Xuân Nghĩa nguồn xử lý nợ xấu VAMC của NHNN lại không có đủ quyền lực để hoàn thiện một bộ hồ sơ về nợ để mua hoặc bán. Vì không có quyền lực nên VAMC chọn những hồ sơ nợ xấu nào “ngon” nhất mới mua, những bộ hồ sơ vậy ngân hàng thương mại sẽ tự bán tốt hơn, nhanh hơn thậm chí các ngân hàng không muốn bán cho VAMC.

Cuối cùng ông Nghĩa nhận xét giải quyết nợ xấu bất động sản còn là câu chuyện lâu dài. Nên nếu muốn giải quyết dần được cần tăng quyền lực cho VAMC. Bên cạnh đó cũng cần một nguồn lực tài chính tiền tươi thóc thật, còn chỉ trông chờ vào bằng trái phiếu đặc biệt khó có thể xử lý nhanh chóng và dứt khoát nợ xấu.

“Nếu không xử lý được nợ xấu thì không thể nào tăng trường tín dụng, mà không tăng trưởng tín dụng thì khu vực doanh nghiệp không thể nào tăng đầu tư và dân cũng không thể tăng tiêu dùng. Điều này sẽ dẫn đến thị trường bất động sản sẽ phục hồi rất chậm chạp”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Năm nguồn tiền thật đổ vào bất động sản

- Ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay bất dộng sản , giảm lãi suất ngân hàng liên tục có những gói tín dụng như gói 50 nghìn tỷ để cho vay.

- Dòng vốn FDI vào bất động sản: Năm nay có xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài vào mua các dự án bất động sản tại Việt Nam, cùng với việc không phê duyệt thêm dự án phát triển bất động sản mới thì việc các nhà đầu tư nước ngoài vào mua các dự án đã và đang được phê duyệt là tất yếu.

- Nguồn tiền thật đến từ việc tái cơ cấu đầu tư công có hiệu quả.

- Kiều hối: Việt Nam đã trở thành nước thứ 7 trên thế giới nhận lượng kiều hối lớn, với tâm lý người Việt, nguồn kiều hối gửi về tập trung mua bất động sản là rõ nét.

- Nguồn tiền trong dân: Khi kinh tế vĩ mô ổn định, khi thị trường không đi xuống nữa và khi các nguồn tiền nước ngoài bắt đầu vào tạo ra cú hích thì lượng tiền trong dân cũng theo đó mà đổ vào bất động sản.

Ông Trần Kim Chung, Phó Viện Trường Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương.

Thanh Thịnh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.