23/01/2013 10:02 AM
CafeLand - Môi trường vĩ mô là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các quyết định đầu tư. Vì vậy, việc theo dõi tính hình vĩ mô và dự báo những diễn biến của nền kinh tế là hết sức cần thiết để doanh nghiệp có thể vạch ra kế hoạch kinh doanh và chiến lược phù hợp. Nhằm đáp ứng nhu cầu này sau đây chúng tôi đưa ra dự báo về 5 yếu tố vĩ mô quan trọng nhất trong năm 2013.

Ảnh minh họa: Internet

1.Tăng trưởng GDP trong khoảng 5,4%

Năm 2012, tăng trưởng GDP đạt 5,03%, đây là mức thấp kể từ năm 1999 đến nay. Xu hướng suy giảm của nền kinh tế được thể hiện một cách rõ rệt từ năm 2007 đến nay. Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 5,5%. Một loạt tổ chức như IMF, WB, ADB, HSBC, ANZ đều dự báo kinh tế Việt Nam năm 2013 sẽ tăng từ 5,5-5,7%.

Như vậy, các dự báo đều cho rằng tăng trưởng kinh tế có sự cải thiện trong năm tới. Thực tế, tăng trưởng kinh tế năm 2013 bao nhiêu còn tùy thuộc vào phản ứng chính sách của Chính phủ. Với kịch bản thông thường Chính phủ sẽ thận trọng với việc kích thích tăng trưởng và tập trung tái cấu trúc nền kinh tế thì GDP sẽ tăng dưới 5%. Còn nếu Chính phủ kích thích kinh tế một cách mạnh mẽ và thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì kinh tế có thể tăng khoảng 6% nhưng lạm phát có thể tăng mạnh lại vào cuối năm và gây nên rủi ro dài hạn cho nền kinh tế.

Chúng tôi cho rằng có thể Chính phủ lựa chọn một kịch bản trung gian, tức là kích thích kinh tế để cứu doanh nghiệp nhưng thực hiện một cách thận trọng. Tăng trưởng GDP năm 2012 có thể đạt 5,4%, tức cao hơn năm 2011. Tuy nhiên, nhìn chung toàn bộ nền kinh tế vẫn hết sức khó khăn.

2.Lạm phát năm 2013 tiếp tục tăng ở mức thấp

Năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,81%, đây là mức thấp so với rất nhiều dự báo trước đó. Tuy nhiên, nếu không tính việc tăng giá đột biến của giáo dục, y tế thì CPI chỉ tăng 3,30%. Nguyên nhân của việc lạm phát tăng thấp do chính sách tiền tệ thắt chặt khiến tăng trưởng tín dụng cả năm chưa tới 7%. Bên cạnh đó sức mua cũng suy yếu do khó khăn kinh tế trong nước. Cuối cùng giá cả hàng hóa thế giới cũng gần như không tăng, thậm chí còn giảm.

Tháng 1/2013, CPI cả nước tăng khoảng 0,7%, đây là mức khá thấp so với cùng kỳ những năm trước. Điều này cũng cho thấy lạm phát năm 2013 cũng tiếp tục ở mức thấp. Nguyên nhân tăng trưởng tín dụng trong nước thấp và giá hàng hóa thế giới cũng không có nhiều biến động. Chúng tôi dự báo lạm phát năm 2013 chỉ tăng dưới 6%. Tuy nhiên, nếu NHNN bơm tiền ra mạnh để cứu bất động sản và nợ xấu thì lạm phát năm 2013 có thể tăng mạnh vào cuối năm.

3.Lãi suất tiếp tục giảm

Lãi suất cuối năm 2012 đã giảm khá mạnh so với đầu năm. Nguyên nhân do lạm phát giảm và nhu cầu vốn cũng giảm theo. Bên cạnh đó NHNN cũng có chính sách quan trọng là giảm mạnh lãi suất điều hành.

Lạm phát năm 2013, được dự báo sẽ ở mức thấp do vậy xu hướng lãi suất giảm tiếp tục duy trì trong nửa đầu năm 2013. Ngoài ra, hiện nay, NHNN vẫn còn nhiều dư địa để giảm lãi suất thêm nữa bằng cách tiếp tục giảm lãi suất chiết khấu và bơm tiền mạnh hơn qua thị trường mở.

Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là hòn đá tảng ngăn cản sự lưu thông vốn trong nền kinh tế. Việc tiếp cận vốn của nhiều doanh nghiệp sẽ khó khăn cho không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Không những vậy, ngân hàng cũng sẽ thận trọng trong việc cho vay để đảm bảo an toàn. Điều này đồng nghĩa với việc tiếp cận tín dụng mới của các doanh nghiệp cũng không hề dễ dàng.

4.Tỷ giá vẫn sẽ tiếp tục ổn định

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2012 là tỷ giá khá ổn định. Đây là lần đầu tiên trong 4 năm tỷ giá có chiều hướng giảm nhẹ. Sự ổn định của tỷ giá do Việt Nam thặng dư cán cân thanh toán, đô la hóa nền kinh tế giảm và tín dụng tăng ở mức thấp.

Năm 2013, tỷ giá cũng sẽ tiếp tục ổn định do cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tiếp tục cân bằng do các dòng vốn như FDI, ODA, kiều hối vẫn tiếp tục được duy trì, còn nhập siêu cũng sẽ ở mức thấp. Dự báo tỷ giá năm 2013 cũng chỉ dao động quanh mức 21.000 VND/USD.

5.Xử lý nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng vẫn chưa thể diễn ra nhanh

Một trong những vấn đề trọng tâm của Việt Nam trong năm 2013 là xử lý nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, khó kỳ vọng nhiều vào việc nợ xấu sẽ nhanh chóng được xử lý. Nợ xấu của Việt Nam là một vấn đề hết sức phức tạp. Xử lý nợ xấu của Việt Nam không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà xử lý nợ xấu còn dẫn đến nhiều “động chạm”. Phải có những quyết tâm rất lớn thì may ra Việt Nam mới có thể xử lý được nợ xấu và điều này có thể vẫn chưa diễn ra trong năm 2013.

Việc tái cấu trúc ngân hàng cũng là một công việc rất khó khăn. Có quá nhiều rào cản Việt Nam phải vượt qua để tái cấu trúc ngân hàng, thậm chí cả sự đổ vỡ và xáo trộn lớn. Đây là có lẽ là cái giá đắt khiến khiến quá trình xử lý nợ xấu sẽ còn trì hoãn trong thời gian tới.

  • Kiếm tiền tỷ với nhà phố giá rẻ

    Kiếm tiền tỷ với nhà phố giá rẻ

    CafeLand - Trong tất cả các loại hình bất động sản, đầu tư vào phân khúc nhà phố giá rẻ vẫn là giải pháp an toàn và “khả thi” dành cho cho những ai thích kiếm tiền trong giai đoạn hiện nay. <br/br>

  • Tìm đáy thị trường bất động sản

    Tìm đáy thị trường bất động sản

    CafeLand - Sau khi bùng nổ vào năm 2007 và đầu 2008, từ đó đến nay bất động sản rơi vào một giai đoạn hết sức khó khăn. Đặc biệt, trong năm 2012 giá nhà đất nhiều nơi giảm mạnh và nhiều doanh nghiệp trên bờ vực phá sản. Với các chính sách gần đây của Chính phủ, nhiều người cho rằng đã nhìn thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm” và năm 2013 thị trường sẽ bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, liệu điều mong mỏi đó có thành hiện thực? <br/br>

  • Sẽ không có đề án xử lý nợ xấu cứu bất động sản?

    Sẽ không có đề án xử lý nợ xấu cứu bất động sản?

    CafeLand - Trong một năm qua, tái cấu trúc ngân hàng, xử lý nợ xấu trở thành một vấn đề quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một đề án xử lý nợ xấu nào được công bố dù cách đây gần 3 tháng NHNN tuyên bố sẽ sớm trình Chính phủ? Thực tế, việc xử lý nợ xấu trên quy mô lớn là quá trình vô cùng phức tạp. Phải chăng vì những lý do này mà Việt Nam sẽ không có một “Công ty quản lý tài sản” (AMC) để xử lý nợ xấu như nhiều người mong đợi.

Hoàng Nam
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.