Trong tập 9 chương trình Shark Tank Việt Nam phát sóng tối 18/9, màn gọi vốn của start up công ty cổ phần đầu tư Rubik khiến các Shark chú ý.
Đây là dự án khu phức hợp vui chơi, mua sắm, giải trí bằng container. 90% vật liệu xây dựng mà Rubik sử dụng là các container cũ và vật liệu tái chế.
Tính đến nay, Rubik đã tạo dựng được 200 gian hàng gồm thời trang, ẩm thực, khu vực sân khấu, biểu diễn ngoài trời và khu vui chơi trẻ em. Trong tương lai, công ty hướng tới phát triển dịch vụ khách sạn bằng container và khu văn phòng nhỏ.
Sau gần 3 năm hoạt động, Rubik đạt doanh số 9,5 tỷ vào năm đầu tiên, 12 tỷ ở năm thứ hai và 6,6 tỷ cho 6 tháng đầu năm thứ ba - năm 2019.
Nguyễn Thị Tâm Thơ - đại diện công ty - kêu gọi 10 tỷ đồng cho 10% cổ phần.
Cẩm Thơ - đại diện công ty cổ phần Rubik - đưa ra lời đề nghị 10 tỷ cho 10% cổ phần.
"Lợi nhuận và doanh số của 2018-2019 đang đi ngang. Tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng 20%, không đáng bao nhiêu cả. Vậy là em đang định giá công ty gấp 30 lần năm 2019?", Shark Dũng nói.
"Mục đích kêu vốn của tụi em là muốn mở rộng, nhân rộng mô hình này", nữ start up nói.
"Các em lợi nhuận 3 tỷ mỗi năm mà bây giờ kêu 10 tỷ cho 10% thì các em chẳng phải làm gì, cứ đóng cửa vào và có 10 tỷ đủ cho 3 năm tiếp rồi, làm làm gì nữa", Shark Hưng thẳng thắn.
Theo lời Cẩm Thơ, dự án container của Rubik khi khởi điểm cần đầu tư khoảng 15 tỷ đồng.
Nếu kêu gọi thành công 10 tỷ, Rubik sẽ dùng 60% số tiền để nhân rộng dự án tiếp theo, 20% đầu tư marketing, 20% còn lại cho mô hình quản lý, vận hành.
Shark Hưng đưa ra câu hỏi: "Tụi em chi bao nhiêu tiền cho việc thuê địa điểm", Cẩm Thơ từ chối trả lời. Cô cho biết, Rubik hoạt động dưới dạng cho người bán thuê mặt bằng kinh doanh và sẽ thu tiền cố định hàng tháng.
"Vị trí họp chợ cực kỳ quan trọng. Bạn thay đổi từ nơi này sang nơi khác thì chắc chắn không có khách", Shark Liên thắc mắc.
Shark Liên cho rằng vị trí đặt container là vô cùng quan trọng và nếu liên tục thay đổi sẽ có nguy cơ mất khách. Ảnh chụp màn hình.
"Container thì vẫn còn, địa điểm đặt container thì đi thuê, không phải của mình, vậy sao lại định giá công ty lớn như vậy", Shark Việt đưa ra câu hỏi.
Cẩm Thơ nói: "Dạ em thấy ý tưởng của tụi em..." và lập tức bị "cá mập" ngắt lời: "Thế em đến với các Shark để bán ý tưởng đấy à?".
Ngay sau đó, Hoàng Tuấn Anh - founder, cổ đông chính của công ty xuất hiện. Anh cho biết vì Cẩm Thơ là người vận hành chính nên anh muốn để cô trực tiếp kêu gọi hỗ trợ dự án thì sẽ chủ động hơn trong tương lai.
Founder của Rubik là Hoàng Tuấn Anh. |
Anh Tuấn Anh cho biết mô hình này đã rất phổ biến ở Thái Lan, Malaysia.
Họ gom hết các hàng quán bán ở ngoài đường, vỉa hè để đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn thực phẩm.
"Việt Nam là nước có văn hóa tương đồng nên em nghĩ rất cần không gian như vậy", founder cho biết.
"Ý tưởng kinh doanh rất tốt, có thể tạo sân chơi cho công nhân, cho người lao động với mức giá hợp lý. Nhưng tôi cho rằng các bạn đang khát vọng quá thành tham vọng, định giá công ty quá ảo tưởng", Shark Việt nói.
Ông nhấn mạnh: "Các bạn là những người không thực tế, hợp tác với người không thực tế thì khả năng thành công rất thấp" và quyết định không đầu tư.
Shark Hưng cũng không đầu tư vì cho rằng từng dự án đầu tư thì không quá rủi ro nhưng xét trên tổng thể thì khá rủi ro về việc phát triển mô hình.
"Đây là lĩnh vực tôi không giúp được gì nên không đầu tư", Shark Dũng nói.
"Dự án này không có tính ổn định, tôi không thích mô hình 'chợ tạm' nên tôi không đầu tư", Shark Liên đưa ra quyết định.
Shark Bình đưa ra lời đề nghị 10 tỷ cho 20% cổ phần và không nhận được sự đồng ý của start up. Ảnh chụp màn hình.
Shark Bình cho rằng mô hình kinh doanh của Rubik mang tính ngắn hạn, rủi ro cao, "kinh doanh theo trend lên cũng nhanh, chết cũng rất nhanh".
Tuy nhiên, "Cá Mập" này đưa ra lời đề nghị 10 tỷ cho 40% cổ phần nếu Rubik chuyển hướng đầu tư về các khu công nghiệp, nâng cao đời sống cho công nhân, người nghèo.
Founder Rubik quyết định từ chối nhận đầu tư.
Sau khi chương trình phát sóng, ý tưởng khu phức hợp bằng container của Rubik nhận được nhiều lời khen của dân mạng. Hầu hết cho rằng đây là dự án mới lạ, có tiềm năng nhưng các thành viên công ty cần định giá công ty hợp lý và lập luận chặt chẽ hơn.
-
Shark Tank: Shark Hưng dùng 10 tỷ để "mua tương lai" khi có mạng 5G và internet vệ tinh
19/07/2021 8:43 AM"Khi 5G ra đời, internet vệ tinh sẽ là nền tảng ủng hộ cho 3D. Lúc đó chúng ta sẽ bùng nổ", shark Hưng kỳ vọng về startup mà shark đầu tư.
-
“Cá mập” Shark Tank tranh nhau siêu phẩm giải cứu ô tô mùa lụt
17/05/2021 4:12 PMĐây là dự án hiếm hoi thu hút được sự quan tâm chú ý của 4 trên tổng số 5 “cá mập” tại chương trình truyền hình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ.
-
Shark Liên cạo đầu, tuyên bố: "Là phụ nữ, nhất định phải cạo trọc đầu một lần trong đời!"
25/01/2021 9:16 AM"Một cảm giác của sự tự do, sự tự tin và sức mạnh "thật đó". Các bạn có dám thử sức với hình ảnh này để bước ra ngoài không? Là phụ nữ nhất định phải cạo trọc đầu một lần trong đời!", Shark Liên chia sẻ kèm hình ảnh mới nhất của bản thân với mái đầu trọc.
-
Sáng chế dụng cụ cắt tóc tại nhà, cô gái gốc Việt được mời lên Shark Tank Mỹ, gọi vốn 200.000 USD
23/09/2020 3:39 PMKhông chỉ là nhà sáng lập CreaClip, hiện Mai Lieu còn là nhà đầu tư, nhà tư vấn cho các startups và người trẻ tại Mỹ.
-
Shark Đỗ Liên đầu tư triệu USD cho startup ngoài chương trình Shark Tank
23/07/2020 11:16 AMCafeLand - 5 startup ngoài chương trình Shark Tank vừa nhận được khoản đầu tư lớn từ bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Đỗ Liên) - nhà sáng lập ứng dụng bảo hiểm công nghệ LIAN thuộc Công ty bảo hiểm Viễn Đông (VASS) sau khi chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank) mùa 3 kết thúc. Các startup này thuộc lĩnh vực giáo dục, công nghệ, nông nghiệp.
-
Shark Việt lấn sân mảng thực phẩm sạch, rót 5 tỷ đồng vào startup nông nghiệp hiếm hoi có lãi trên thị trường
09/06/2020 4:26 PMVừa khởi động lại "trạng thái bình thường mới" sau dịch Covid-19, Shark Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch Intracom Group đã ký kết đầu tư vào DalatFoodie, một startup chuyên cung cấp thực phẩm hữu cơ từng xuất hiện trong chương trình Shark Tank Việt Nam.