Nhằm vực dậy thị trường bất động sản (BĐS), Bộ Xây dựng đã đưa ra 6 nhóm giải pháp, trong đó sẽ tập trung "khơi thông" đầu ra vốn bị "đóng băng" trong hơn năm qua.

Với sự nỗ lực của các DN, cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, thị trường bất động sản sẽ có hy vọng khởi sắc trong năm 2013. Ảnh: Minh Nguyễn

Trong 6 nhóm giải pháp được Bộ Xây dựng đưa ra, thì nhóm giải pháp về tín dụng được coi là "xương sống" để vực dậy thị trường BĐS. Cụ thể, Bộ đề xuất kết hợp giải quyết nợ xấu với việc kích thích thị trường BĐS bằng cách hình thành các gói tín dụng trung, dài hạn lãi suất phù hợp cho người mua nhà để hỗ trợ đầu ra cho thị trường. Phân tích về giải pháp này, Bộ Xây dựng cho rằng, giải quyết nợ xấu bằng việc phục hồi, phát triển thị trường là cách làm ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả, bảo đảm lợi ích các bên liên quan.

Giải pháp cụ thể do Ngân hàng Nhà nước quyết định, song cần quan tâm đến xử lý hàng tồn kho, ưu tiên các khoản nợ có bảo lãnh bằng BĐS; chỉ đạo ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục mở van tín dụng cho BĐS, nhất là dự án dở dang, có khả năng thanh khoản, từng bước đưa lãi suất cho vay về mức bình thường (khoảng 10%/năm). Gói giải pháp về tài chính cũng nhận được sự đồng thuận của nhiều tổ chức, chuyên gia. Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cho rằng, hỗ trợ cho người thu nhập thấp và trung bình hưởng lãi suất ưu đãi mua nhà là cần thiết.

Hiệp hội này đề nghị, người mua nhà trị giá dưới 2 tỷ đồng/căn được vay ưu đãi 7%/năm cho 3 năm đầu, Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất 3-5%/năm. Ước tính có khoảng 8.000 tỷ đồng dành cấp bù lãi suất, Nhà nước có thể thu hút số vốn đầu tư lên tới 120.000 tỷ đồng. Cơ chế bù lãi suất cho NHTM tương tự cơ chế đã thực hiện năm 2008. Trước câu hỏi trong tình hình ngân sách nhà nước căn cơ như hiện nay, khoản 8.000 tỷ đồng liệu có khả thi? Hiệp hội cho rằng, nguồn cấp bù lãi suất chỉ là nguồn tạm ứng. Khi thực hiện chương trình, lượng hàng tồn kho giải phóng, cùng với đó giải phóng năng lực sản xuất ngành BĐS, vật liệu xây dựng, dịch vụ tài chính… khoản thu từ thuế giá trị gia tăng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Làm việc với Thủ tướng Chính phủ về thị trường BĐS, UBND TP Hà Nội cũng kiến nghị ban hành chính sách kích cầu, tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở tiếp cận nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp. Đồng thời, có cơ chế chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội; nghiên cứu chính sách hỗ trợ người thu nhập thấp và trung bình hưởng lãi suất ưu đãi mua nhà và rút ngắn thời gian cho phép được chuyển nhượng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội… Ngoài ra, cả Bộ Xây dựng cũng như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều kiến nghị giải pháp tài khóa, thuế, theo đó đề nghị Quốc hội cho miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội, nhà có diện tích nhỏ, giá bình dân. Các địa phương có lượng BĐS tồn kho lớn sẽ không đầu tư nhà tái định cư, nhà ở xã hội mà dùng vốn để mua lại nhà thương mại phục vụ nhu cầu tái định cư, cho thuê, thuê mua nhà.

Để làm được điều đó, chính các DN phải chủ động điều chỉnh kinh doanh, cơ cấu sản phẩm, giảm giá bán, áp dụng phương thức bán linh hoạt, chuyển hình thức thuê, thuê mua, tạo niềm tin với khách hàng… Nói như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giờ là lúc DN cũng phải chung sức, gánh vác cùng Chính phủ, không thể đổ tất cả lên Chính phủ. Tại các buổi làm việc của Thủ tướng với hai thị trường BĐS lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng khẳng định sẽ gắn việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS với việc thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Theo đó, chuyển hướng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội phục vụ cho 8 nhóm đối tượng cần ưu tiên giải quyết nhà ở nhằm cân đối cung cầu cho thị trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đại đa số người có thu nhập thấp, đồng thời tạo đầu ra, gỡ khó cho DN, giúp thị trường ấm lên.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, hệ thống giải pháp tổng thể mà Bộ Xây dựng, các bộ, ngành liên quan và các địa phương đề xuất đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận sẽ được ban hành thành Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ để tổ chức thực hiện ngay trong những ngày đầu năm 2013. Với nỗ lực của các DN, cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, cùng dự báo sự hồi phục của kinh tế thế giới, sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong nước, nhất là niềm tin của người dân trở lại với thị trường, chắc chắn thị trường BĐS năm 2013 sẽ có bước cải thiện, tạo đà cho sự phát triển ổn định vào các năm sau...
  • Rà soát, điều chỉnh hạn mức đất ở tại TP.HCM

    Rà soát, điều chỉnh hạn mức đất ở tại TP.HCM

    “Rà soát các quyết định do TP ban hành về hạn mức đất ở của hộ gia đình, cá nhân để đề xuất và dự thảo quy định trình UBND TP thay thế các quyết định trên, nhằm sát hợp với tình hình đô thị hóa tại các quận mới thành lập trước đây theo quy hoạch, đảm bảo sự công bằng trong quy định về hạn mức đất ở tại TP”.

  • TP.HCM: lại xin chuyển căn hộ cao cấp thành bệnh viện

    TP.HCM: lại xin chuyển căn hộ cao cấp thành bệnh viện

    Sở quy hoạch kiến trúc TPHCM cho biết, đơn vị này đã đồng ý phương án xin chuyển toàn bộ dự án căn hộ cao cấp Thái Bình Plaza tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 sang làm bệnh viện Đa Khoa. Hiện sở đang yêu cầu chủ đầu tư hoàn chỉnh phương án mới về chuyển đổi công năng và điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, lập phương án cải tạo sửa chữa phù hợp với tiêu chuẩn của bệnh viện để trình UBND TP xét duyệt. <br/br>

  • Tiếp tục kiến nghị thu hồi đất dự án đã bồi thường 80% trở lên

    Tiếp tục kiến nghị thu hồi đất dự án đã bồi thường 80% trở lên

    “Điều chỉnh các chính sách liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm thúc đẩy tiến độ bồi thường, giảm dần khiếu nại của người dân. <br/br>

Theo Khánh Khoa (HNM)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.