Cây Linh sam là gì?
Cây Linh sam hay còn gọi là sam núi, sam rừng, cây ba chia,... có tên gọi tiếng Anh là Antidesma acidum, có nguồn gốc từ các nước ở khu vực châu Á.
Tại Việt Nam, cây Linh sam xuất hiện nhiều ở các tỉnh ở vùng Duyên hải miền Trung như: Phú Yên, Ninh Thuận hay tỉnh Khánh Hòa… Loại cây này được xếp vào là một loại cây cảnh quý hiếm và có giá trị lớn.
Đặc điểm và phân loại cây Linh sam
Cây Linh sam là loại cây thân gỗ mềm dẻo, thân cây có vẻ xù xì các nhánh cong queo nhưng lại có sức sống mãnh liệt, vươn lên thành nhiều nhánh. Cây có bộ rễ khỏe có thể xuyên qua các lớp đất đá cứng để hút dưỡng chất. Trên cành cây có những gai nhọn, lá xanh, gân nổi rõ.
Lá cây Linh sam nhỏ, mọc nhiều ở cành và nhánh. Lá cây Linh Sam có dạng thuôn tròn giống trái xoan, nhọn ở phần cuống, đầu lá tù, mặt trên lá màu xanh lục trơn bóng, mặt dưới sạm, khá giòn và có khả năng bẻ gãy được. Chiều dài trung bình của lá khoảng 4cm – 6cm, bản lá rộng 1cm – 2cm.
Hoa Linh sam thường mọc từng chùm ở đầu cành, có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài với 3 màu sắc chính là trắng, tím và hồng nhạt nhưng phổ biến nhất là Linh sam hoa tím. Khi hoa tàn thì sẽ bắt đầu ra quả. Quả của cây Linh Sam khá nhỏ, hình bầu dục, không căng tròn mà hơi dẹp bên trong có một số hạt lép.
Phân loại cây Linh sam
- Theo màu sắc hoa: có Linh sam tím, trắng và vàng nhạt.
- Linh sam phổ biến: Linh sam sông Hinh nổi bật với những bông hoa to, có màu sắc đậm nét và đây cũng chính là loại cây linh sam đẹp, có hoa độc đáo nhất.
Linh sam hạt gạo Tân Phú với lá cây bé như hạt gạo, màu xanh thẫm bóng bẩy, rất ít gai nên thường xuyên được trồng ở các sân vườn và tạo thế bonsai cổ thụ. Ngoài ra còn có các loại Linh sam đa, Linh sam bông chùm lá chung hay Linh sam An Hải,...
- Linh sam đột biến: Linh sam 86, Linh sam lá rí hạt gạo tân phú, Linh sam tím thạch, Linh sam lá nhỏ,…
Trong đó, Linh sam 68 có lá màu xanh thẫm và bóng nhìn trông rất bắt mắt, hình dáng lá cây nhỏ, đầy đặn. Loại này rất dễ uốn, ít chết cành, hoa nở rộ nhiều và đẹp nên rất phù hợp để làm 1 cây bonsai.
Tác dụng cây Linh sam
- Trang trí, làm đẹp nhà: Với dáng đứng bonsai đẹp, cùng với hoa màu tím nở nổi bật của cây Linh sam giúp làm đẹp, trang trí nhà.
- Thanh lọc không khí: Cây Linh sam có có khả năng hút những khí hại như tia tử ngoại, khí CO2 để thải ra khí O2 mang đến không gian thoáng mát, thoải mái hơn.
- Có giá trị kinh tế cao: Cây Linh sam được rất nhiều người yêu thích, hiện nay chúng được các nghệ nhân cây cảnh cắt tỉa thành những hình dáng độc đáo, sáng tạo hoặc uốn nắn thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị kinh tế cao
- Dùng trong y học: Cây Linh sam còn được dân gian áp dụng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau nữa.
- Ý nghĩa phong thủy cây Linh sam: Cây có ngoại hình gai góc, cứng cỏi mang ý nghĩa tượng trưng sức sống mạnh mẽ, dẻo dai, sự hiên ngang, cố gắng không ngừng vươn lên. Loại cây này còn tượng trưng cho sự ngay thẳng, có thể uốn nắn, mềm mỏng tùy ý.
Không chỉ là cây cảnh đẹp, cây Linh sam còn có những ý nghĩa phong thủy tốt. Sở hữu một cây linh sam trong nhà giúp xua đuổi tà ma, mang đến vận khí tốt, sức khỏe, tiền tài, phú quý, sự bình yên cho gia đình gia chủ.
Cây Linh sam hợp tuổi nào, mệnh gì?
Cây Linh sam với màu xanh mang đến sự tươi mới, trong trẻo và màu tím mang đến sự ngọt ngào, hợp với gia chủ mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Những người thuộc mệnh này khi trồng cây linh sam trong nhà sẽ đem đến cho gia chủ nhiều may mắn và vượng khí, tài lộc dồi dào và nhiều bình an cho gia đình.
Cách trồng và chăm sóc cây Linh sam
Cây Linh sam có nguồn gốc là cây mọc hoang nên có sức sống mãnh liệt, dễ trồng, thích nghi được với nhiều điều kiện thời tiết. Loại cây này có thể được trồng bằng cách ươm hạt hoặc chiết cành với kỹ thuật đơn giản. Để đảm bảo sự sinh trưởng của cây cũng như muốn cây trưởng thành nhanh hơn, người ta hay chọn cách chiết hoặc trồng từ phôi.
Về đất trồng, cây Linh sam có thể phát triển ở nhiều môi trường khác nhau, bởi vậy nó vẫn có thể phát triển tốt trong các loại đất khô cằn và ít dinh dưỡng nhưng bạn cần chú ý để bổ sung dưỡng chất cho cây. Bạn có thể trồng cây Linh sam trong chậu hoặc trồng ra đất.
Trồng cây Linh sam trong chậu: Bạn nên chọn chậu cây cảnh to bằng xi măng, có lỗ thoát nước tốt và đặt thêm vài hạt sỏi để ngăn ngừa rễ cây bị thối do nước ứ lại.
Tiến hành trồng cây bằng cách cho đất hoặc cát vào trong chậu, làm cát nén chặt xuống phần gốc cây bằng cách lắc nhẹ chậu. Sau khi trồng xong thì mang chậu ra chỗ nhiều ánh nắng để cây nhanh chóng phát triển và đừng quên tưới nước thật thường xuyên để giữ đủ độ ẩm cho đất.
Cây sau khi trồng sẽ mọc chồi mới sau 1 tháng và 5 tháng sau là bạn có thể thay đất và tiến hành tạo hình cho cây.
Trồng cây Linh sam ngoài đất: nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Tiến hành trồng cây bằng cách lấy cát đắp thành 1 ụ lớn rồi trồng trên nền xi măng. Sau khi trồng xong thì tưới nước định kỳ cho cây để giữ độ ẩm. Khi rễ mầm của cây dài hơn 40cm thì mang rễ đi xả sạch cát và trồng ở đất bình thường.
Bạn chú ý cần bổ sung phân bón định kỳ 1 lần 1 tháng và thường xuyên thay lớp đất cũ bằng lớp đất mới để bổ sung các dưỡng chất khác cho cây.
Về chăm sóc cây Linh Sam: bạn cần lưu ý không nên tưới nước quá nhiều có thể làm thối rễ, nhưng vì cây linh sam là loài cây rất ưa ẩm nên bạn có thể đặt cây linh sam ở những nơi có độ ẩm hoặc chỗ có hòn non bộ nước chảy phía dưới để giữ độ ẩm hàng ngày cho cây. Bạn cũng có thể tưới nước cho cây hàng ngày nhưng lượng nước vừa phải đừng để ngập úng là được
Bón thúc từ 5-10g phân NPK theo tỉ lệ 20:10:10 và 30g compomix theo định kì 1-2 tháng/lần. Ngoài ra, cần bổ sung 1 chút kali trong thời kỳ bắt đầu ra hoa để hoa được to, đẹp.
Chăm sóc cây Linh sam ra bông
Cây Linh sam ra hoa từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch, rộ nhất là từ tháng 3 đến tháng 7. Nếu thời tiết nắng nhiều cây có thể cho hoa quanh năm như các tỉnh phía Nam trừ mùa mưa.
Ở miền Bắc, để cây ra hoa đúng dịp Tết, khi thấy lá đã già bạn nên cắt nước tưới vài ngày, tuốt toàn bộ lá, cắt bớt gai, đầu cành. Sau đó, tưới nước và bón phân bình thường sau từ 15 tới 20 ngày cây ra lá non đồng loạt và có bông thành từng chùm lớn và rất dày. Cứ như vậy, gai ra đến đâu ta cắt đến đó cây sẽ ra hoa liên tục nhiều lần.
Sau khi ra bông, cây sẽ đậu trái rất dày. Nên cắt hết trái đi và dùng phân tổng hợp pha loãng tưới 1 tuần 1 lần, khoảng 3 tuần cây lại cho bông tiếp tục, phải để đất trong chậu thật khô rồi mới tưới nước.
-
Cây Hồng Phụng: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Với sắc tím đặc trưng, vẻ ngoài ấn tượng, cây Hồng Phụng thích hợp trồng làm cây trang trí ban công, sân vườn, cây bonsai với tạo hình nghệ thuật có giá trị cao,... Dưới đây là một số thông tin về cây Hồng Phụng.
-
Trồng 4 loài hoa này trước cửa nhà để rước may mắn, tài lộc vào nhà
Trong phong thủy, việc lựa chọn và trồng cây hoa trước cửa nhà không chỉ mang lại vẻ đẹp cho không gian sống mà còn có thể thu hút tài lộc và may mắn. Dưới đây là 4 loài hoa được coi là mang lại nhiều tài lộc và thịnh vượng khi trồng trước cửa nhà, g...
-
Ý nghĩa các loại cây sen đá trong phong thủy
Việc trang trí sân vườn bằng sen đá được nhiều người lựa chọn bởi sen đá là loại cây rất dễ chăm sóc và thích hợp để trang trí nhiều vị trí khác nhau như bàn làm việc, sân vườn, ban công. Không những thế trong phong thủy mỗi loại sen đá mang một ý ng...
-
Thời tiết nắng nóng, trồng những loại cây này để hạ nhiệt trong nhà
Cây xanh là giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp hạ nhiệt không gian sống trong mùa nắng nóng. Không chỉ thanh lọc không khí, màu xanh mát mắt của các loại cây xanh sẽ giúp tâm trạng bạn dễ chịu, thoải mái hơn. Dưới đây là một số loại cây xanh được ưa...