Nhà bếp là một phần tất yếu của hầu hết mọi căn nhà - và trong nhiều trường hợp, được coi là biểu tượng của cuộc sống gia đình. Tuy vậy, nó cũng có thể chiếm quá nhiều diện tích của không gian chung, tạo ra sự lộn xộn và làm mất đi tính thẩm mỹ theo phong cách tối giản của một căn nhà hiện đại.
Đối với một số chủ nhà, giải pháp đơn giản là giữ cho nhà bếp luôn sạch sẽ và ngăn nắp. Nhưng đối với một số kiến trúc sư sáng tạo và khách hàng của họ, giải pháp là thiết kế một nhà bếp nhỏ gọn, có thể được giấu đi, hay nhanh chóng và dễ dàng đóng lại để không ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Cách phổ biến nhất để che giấu nhà bếp là đặt nó vào một góc nhà, và lắp đặt các cánh cửa có bản lề hoặc cửa trượt. Điều này phải có trong thiết kế từ sớm và nhà bếp phải tương đối nhỏ gọn. Nhưng hiệu quả của cách làm này rất tuyệt vời và phù hợp với mọi căn nhà và gia chủ.
Ví dụ, trong căn hộ studio 33m2 bên trên, các kiến trúc sư đã thiết kế lại hoàn toàn căn nhà có diện tích nhỏ hẹp mà vẫn đặt được khu vực bếp ẩn vào bên trong. Các không gian sinh hoạt chung được đặt gần nhau với kích thước chính xác, trong khi đó gian bếp được “nén lại” sau cánh cửa tủ bằng gỗ có bản lề với chiều cao từ sàn lên trần. Các kệ bên dưới tủ được dùng để đựng các dụng cụ nấu nướng và đồ vật.
Để tiết kiệm diện tích, mỗi yếu tố trong căn bếp được thiết kế và chế tạo đặc biệt. Ví dụ như một chiếc thớt có thể xếp gọn và trượt khỏi bức tường, hay các tiện ích thông minh khác. Cánh cửa che căn bếp có thể mở vuông góc ra ngoài hoặc gấp sang một bên, giúp khách hàng tiết kiệm nhiều không gian hơn trong khi sử dụng nhà bếp.
Một căn hộ rộng 33m2 khác mang tên 33 Apartment bên dưới được thiết kế bởi công ty Soek Arquitetura, cũng sử dụng căn bếp ẩn để tận dụng tối đa không gian hạn chế trong nhà.
Nằm khuất vào tường và ẩn sau những tấm cửa kính trượt màu trắng, nhà bếp tối giản này bao gồm lò nướng, bồn rửa, bếp nấu và nhiều kệ đựng, được chiếu sáng bằng đèn nền vàng và ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ liền kề.
Bên cạnh mục đích chức năng của nó, các tấm cửa di động còn có chức năng thẩm mỹ, ngăn cách bức tường trắng mịn của phần không gian còn lại với chiếc tủ gỗ ấm áp và quầy đá sẫm màu trong bếp.
Giống như những căn hộ có diện tích hạn chế khác, những cánh cửa giấu kín được thiết kế một cách có chủ ý để tiết kiệm không gian. Khi mở ra, chúng rất gọn gàng vì có thể đẩy lùi vào những khoảng trống ở hai bên bếp.
Trong ngôi nhà mang tên JB House do IDIN Architects thiết kế, nhà bếp ẩn đã góp phần làm cho ngôi nhà trở nên riêng tư hơn dựa theo công việc và sở thích cá nhân của gia chủ, trong khi vẫn đảm bảo tính tương tác giữa các thành viên ở một số điểm nhất định.
Nhà bếp lớn hơn so với các ngôi nhà trước và bao gồm đầy đủ tủ lạnh, tủ, lò nướng và nhiều vật dụng khác cho khách hàng – vì một thành viên trong nhà yêu thích món nướng.
Tuy nhiên, những cánh cửa ẩn này cũng được thiết kế theo dạng có thể gập lại do không gian rộng rãi hơn, chúng cũng nhô ra vuông góc với tường bên ngoài.
Một ví dụ tuyệt đẹp khác về nhà bếp ẩn rộng rãi thuộc về ngôi nhà do công ty Felipe Hess Arquitetos thiết kế.
Căn bếp bằng đá và trải dài cả bốn phía của một căn phòng lớn và bao quanh một đảo bếp ở trung tâm. Nằm ẩn mình sau cánh cửa tủ phủ đá cẩm thạch màu xám, tính chất vật chất và hình học của nhà bếp tương phản với hình dạng cong và lớp hoàn thiện màu trắng của đảo bếp, tường, trần và lối vào.
Bằng cách giấu các thiết bị nhà bếp sau những cánh cửa đẹp đẽ nhưng chắc chắn này, các đường nét hiện đại, tối giản về tính thẩm mỹ của kiến trúc được giữ lại. Những cánh cửa này mở ra giống như những cánh tủ thông thường chứ không phải dạng trượt hoặc dạng tấm gấp.
Rõ ràng, bếp ẩn có thể phục vụ nhiều chức năng khác nhau, bao gồm cả nhu cầu tiết kiệm không gian và thẩm mỹ. Các thiết kế đa dạng theo kích thước của nhà bếp, số lượng và loại thiết bị đi kèm. Đặc biệt, thiết kế cửa che nhà bếp có thể tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và diện tích không gian có sẵn để mang lại sự hài lòng lớn nhất cho gia chủ.
-
6 cách bố trí nhà bếp phổ biến nhất hiện nay
CafeLand – Thiết kế nhà bếp hợp lý, phù hợp sẽ tạo sự thuận tiện trong sinh hoạt, mang đến không gian thoải mái và tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà. Dưới đây là 6 cách bố trí nhà bếp phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo.
-
Lựa chọn sàn bếp giúp tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho không gian sống
Mỗi loại vật liệu sàn bếp đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu và phong cách của từng gia đình. Khi lựa chọn, cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như độ bền, thẩm mỹ, chi phí và khả năng chống nước để đảm bảo sàn bếp không chỉ đẹp m...
-
Lựa chọn ốp tường nhà bếp tạo điểm nhấn cho không gian sống
Ốp tường nhà bếp hay Backsplash là một tấm ốp mỏng bao phủ phần vách tường giữa mặt bàn và hệ tủ bếp. Chức năng chính của chúng là dùng để bảo vệ mảng tường khỏi các tác động bên ngoài, giúp tăng tuổi thọ và độ bền của ngôi nhà. Các vật liệu ốp tường...
-
Sử dụng giấy dán tường làm mới không gian bếp
Sử dụng giấy dán tường trong nhà bếp không chỉ tạo nên một phong cách đầy cá tính mà còn làm cho mọi thứ trong không gian trở nên tươi sáng bằng cách thêm một số màu sắc và hoa văn mới mẻ.