Mọi ngóc ngách căn hộ đều được chị Chinh bố trí gon gàng.
Chỉ vì không ưng thiết kế của căn bếp, chị Vũ Lưu Chinh (Hòa Bình) đã quyết định không nấu ăn trong suốt 4 tháng để lên ý tưởng và hoàn thiện căn bếp đúng với sở tích.
Chị Vũ Chinh hiện là giám đốc một trung tâm tiếng Anh tại Hà Nội. Từ khi lập gia đình, chị đã có 12 lần chuyển nhà, ở gần hết các các quận tại Hà Nội, nên khi nói không chuyển nữa bạn bè chị đều không tin. Bởi chị vốn là người có yêu cầu cao về nơi ở.
Chị Chinh khẳng định lần này là lần chuyển nhà cuối cùng! Bởi chị đã để trống căn hộ 2 năm vì không tìm được kiến trúc sư xử lý không gian phù hợp. Đến khi tìm ra kiến trúc sư, chị Chinh lại đưa ra yêu cầu về nội thất khiến kiến trúc sư phải gọi chị là “chuẩn mực thế giới”.
“Thật ra chuẩn mực của mình không có gì to tát cả. Đội kiến trúc sư nhìn vào còn lắc đầu vì những nội thất mình yêu cầu không phải là sản phẩm có tính nghệ thuật, không phải đắt tiền, nhưng mình rất thích. Mình đã tự tay lựa từng chiếc bàn, chiếc ghế, chất liệu, nhà sản xuất và thậm chí mình không ngại đi vào các showroom tận TP.HCM chỉ để mua một món đồ.
Tiêu chí của mình là đồ đơn giản thiên về chất liệu tốt, gỗ thịt, da thật, đồ có công năng phù hợp, bền với thời gian, có sự hiện đại và giá cả không quá cao, là đồ rời để nếu muốn thay thế hoặc muốn làm mới nhà thì chỉ việc kê ra kê vào như xếp lego vậy” – chị Chinh chia sẻ.
Phải mất 4 tháng chị Chinh mới hoàn thành được căn bếp ưng ý.
Theo chị Chinh, đèn dùng cho ngôi nhà ánh sáng phải ấm, đèn rọi điểm để nổi bật các khoảng cần và đặc biệt là phù hợp với “sống ảo”. Trong căn nhà chị quan tâm nhất là không gian phòng bếp và phòng tắm.
“Trước khi chuyển đến căn hộ này, căn bếp trước ở nhà cũ mình rất ưng và muốn mang toàn bộ thiết kế đến căn nhà mới. Tuy nhiên, lại không có kiến trúc sư nào đưa ra thiết kế phù hợp. Mình đã lên nhiều showroom, lên trang design của 1 số thiết kế của nước ngoài để tham khảo suốt mấy tháng trời để lên ý tưởng.
Thậm chí khi căn nhà đã hoàn thiện, mình vẫn kiên quyết không nấu ăn trong suốt 4 tháng chỉ vì không ưng ý với thiết kế của căn bếp. Sau 4 tháng căn bếp cũng hoàn thiện khiến mình vô cùng tâm đắc” – chị Chinh bộc bạch.
Chị Chinh thừa nhận bản thân khá kỹ tính, bảo thủ nhưng vì trải qua rất nhiều lần đổi nhà và sửa sang nhà nên chị hiểu điều mình và gia đình muốn nhất là gì.
Tham khảo thêm thiết kế căn nhà của chị Chinh:
View căn hộ từ trên cao.
-
Tạo không gian thư giãn ngay tại nhà với thiết kế bếp trên sân thượng
Việc kết hợp thiết kế bếp trên sân thượng có thể tạo thành không gian "chill" cho cả gia đình, bạn bè vào những ngày cuối tuần, lễ, Tết.
-
Góc phong thủy: Thiết kế bếp cho căn hộ chung cư
Bếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong “lục sự” (sáu kiến trúc chức năng) của một dương trạch. Thần học nói chung gọi bếp là vị “định phúc” quản hạt mọi gia sự. Phong thủy đặt bếp ở vị trí hạt nhân trong phép hóa sát trừ tai, tế bần cầu tự… Nhưng hiện nay, các nhà thiết kế chung cư hầu như không chú ý đến phòng bếp. Phần lớn bếp chung cư đều “có vấn đề” và việc xử lý hết sức khó khăn, phức tạp…
-
Đắm chìm trong căn hộ mà bước vào cứ ngỡ trong câu chuyện cổ tích
Căn hộ rộng 100m2 được chị Hoàng Yến Lan (1979, Hà Nội) tận dụng 70% diện tích để bày biện những món đồ yêu thích. Nhìn căn hộ ai cũng tưởng lạc vào câu chuyện cổ tích.
-
Căn nhà của một kiến trúc sư sẽ thiết kế độc đáo như thế nào?
Với công việc đặc thù là kiến trúc sư, anh Nguyễn Đức Long (35 tuổi) đã tự tay thiết kế và tạo ra không gian sống vô cùng đặc biệt.
-
Ngỡ ngàng với căn nhà cũ sau khi cải tạo
Nhờ cách cải tạo, bố trí không gian hợp lý mà ngôi nhà cũ chật chội của gia đình chị Lê Thủy (Hải Dương) đã trở thành một căn nhà rộng rãi, tiện nghi và ấm áp.