Kiến trúc sư muốn truyền tải thông điệp với thiết kế mang nét truyền thống đan xen giữa nhịp sống phát triển của đô thị hóa, đồng thời gắn kết giữa con người với thiên nhiên. Tuy ngôi nhà là tổ ấm thứ hai nhưng vẫn đáp ứng những nhu cầu tối thiểu dành cho cuộc sống hiện đại giữa miền quê Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Mặc dù quá trình đô thị hóa của nông thôn là không thể tránh khỏi nhưng thông qua ý tưởng thiết kế kiến trúc sư hy vọng sẽ giữ lại những nét truyền thống, duyên dáng và đáng yêu trong bối cảnh đô thị mới.
Ngôi nhà được xây dựng có cảm giác đã tồn tại từ lâu.
Việc sử dụng bê tông, mái dốc từ vật liệu địa phương kết hợp với kỹ thuật xây dựng phù hợp với nghề thủ công tại địa phương.
Bên trong là những khung cảnh mang nét xưa.
Tận dụng cảnh quan bờ sông, kiến trúc sư đã bố trí không gian sinh hoạt gần với thiên nhiên, xóa mờ ranh giới nhà với vườn, tăng tầm nhìn ra xa cảnh quang ven sông.
Một ngôi nhà truyền thống ví như một bảo tàng sống đầy ấn tượng với những hoạt động thường nhật thể hiện nền văn hóa đậm nét Miền Tây.
Theo chia sẻ của gia chủ, ngôi nhà xây mới được xem là tổ ấm thứ hai sau một thời gian dài sống ở thành phố. Chính vì vậy, họ muốn tổ ấm nhỏ xinh này được xây dựng không cầu kỳ, chỉ sử dụng những vật liệu từ môi trường xung quanh như gỗ, đất sét, vỏ trầu và lá dừa. Đồ nội thất và đồ gia dụng cũng được làm từ mây, tre đan.
Phòng khách đơn giản đậm nét dân dã Miền Tây với chiếc phản gỗ là nơi tiếp khách.
Cấu trúc ngôi nhà bằng gỗ đều tái sử dụng từ khung của một ngôi nhà cũ nằm gần đó nên mang đến cái nhìn thân thiện và hài hòa với những ngôi nhà xung quanh.
Ngoài ra, phần gỗ xây dựng còn thừa cũng được dùng để lắp ráp một túp lều bên bờ sông. Chủ nhà mong muốn xây dựng một ngôi nhà nhẹ nhàng trên tinh thần tái sử dụng phần lớn những gì đã có xung quanh.
Ngôi nhà hầu như chỉ có một không gian để gia chủ sinh sống làm việc và nghỉ ngơi. Không gian chung mở ra hiên và vườn nhà – nơi diễn ra mọi hoạt động.
Bên trong nhà vẫn có phòng khách, bàn ăn khiêm bàn làm việc, bếp nấu, một phòng ngủ và phòng vệ sinh. Mọi không gian bên trong đa phần sử dụng ánh sáng tự nhiên và đón gió mát từ con sông phía sau nhà thổi vào.
Duy nhất một vách ngăn có chức năng kệ sách để ngăn cách không gian sinh hoạt và phòng ngủ.
Một không gian nhỏ ví như túp lều phía sau nhà với tầm nhìn toàn cảnh ra sông.
Phối cảnh ngôi nhà 60m2 đậm nét Miền Tây của gia chủ độc thân bỏ phố về quê tại Cao Lãnh.
(Nguồn: Tad.atelier)
-
Xây nhà cấp 4 yên bình trên đồi dốc trong 8 tháng tại Quảng Nam
Ngôi nhà cấp 4 nằm trên một đồi dốc ở một vùng quê yên bình xung quanh là núi, xa xa nhìn ra vườn cây ăn trái và con suối chảy ra những cánh ruộng đồng xa mơn mởn tại tỉnh Quảng Nam.
-
Ngôi nhà chống lũ độc đáo khi bên trong có cả không gian “con nhộng” tại Huế
Nằm trong khu dân cư nơi có sự giao thoa giữa đời sống thành thị và làng quê, ngôi nhà không chỉ phản ánh nhịp sống hiện đại mà còn lưu giữ những giá trị truyền thống thông qua cách sử dụng vật liệu địa phương và thiết kế hướng đến sự phù hợp với bối...
-
Nhà gạch bê tông cây mọc xuyên qua mái mang phong cách hiện đại tại Quảng Ngãi
Một ngôi nhà nhỏ xinh tại xã Tịnh An, Quảng Ngãi, được kiến tạo, là sự hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên. Một không gian sống mang lại sự yên bình, giúp con người kết nối với môi trường xung quanh. Với diện tích chỉ 92m², ngôi nhà nhỏ này đã biến...
-
Tái hiện 7 khối nhà gạch đỏ như làng quê truyền thống trong kiến trúc mới tại Bạc Liêu
Ngôi nhà tại Bạc Liêu mang trong mình sự hòa quyện tinh tế giữa vẻ đẹp truyền thống của làng quê Việt và hơi thở đương đại. Với diện tích 600m², ngôi nhà không chỉ là không gian sống mà còn là một hành trình về văn hóa và ký ức làng quê, gợi lên cảm ...