CafeLand – Ngoài tác dụng trang trí, làm điểm nhấn không gian nhà ở, cây ngũ gia bì được các chuyên gia công nhận ứng dụng hữu ích trong việc đuổi muỗi, làm thuốc và mang lại phong thủy tốt cho gia đình.

Cây ngũ gia bì là gì?

Cây ngũ gia bì hay còn có tên gọi khác là thích gia bì, xuyên gia bì. Cây có tên khoa học là Scheffera Octophylla (Lour) Harmshay. Tên gọi ngũ gia bì của cây này bắt nguồn từ đặc điểm và hình dạng của cây với 5 lá to mọc chụm vào nhau.

Cây ngũ gia bì

Loại cây này được xếp vào loại thực vật thân nhỏ, khi sinh trưởng cây sẽ có chiều cao lên tới 2m. Phần thân có rất nhiều gai, lá kép hình chân vịt, mọc so le từng chùm, mỗi chùm gồm 6-8 lá chét. Lá ngũ gia bì có hình thuôn dài, đầu nhọn, mỏng.

Cây ngũ gia bì gai

Cành cây có vỏ nhẵn; rễ chùm mọc ăn sâu vào đất hấp thụ nước và muối khoáng để nuôi cây, lá cây thuôn dài, mọc kiểu dạng kép chân vịt cứ 1 cụm cuống lá sẽ có từ gồm 6-8 lá cùng loại. Hoa của cây mọc thành cụm ở đầu xành có màu trắng và mùi thơm nhẹ, sau một thời gian nở thì hoa sẽ kết trái và trái có dạng tròn với đường kính khoảng 3mm và có màu đen.

Phân loại cây ngũ gia bì

Ngũ gia bì có ba loại gồm ngũ gia bì gai, ngũ gia bì cẩm thạch và ngũ gia bì hương (tế trụ gia bì):

- Ngũ gia bì gai là giống cây mọc bụi, phần mép lá có xuất hiện rất nhiều gai. Ngũ gia bì cẩm thạch là giống cây thuộc họ nhà ngũ gia bì, phần lá có màu sắc lạ, được mọi người ưa chuộng bày biện trong nhà ở, phòng khách.

Cây ngũ gia bì cẩm thạch

- Ngũ gia bì hương hay còn có tên gọi khác là tế trụ gia bì, là loại thực vật mọc bụi có chiều cao lên tới vài mét. Cây được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1969 tại Phó Bảng (Hà Giang). Sau đó, loại cây này đã được xếp vào danh sách dược liệu quý, đang được nghiên cứu bảo tồn và phát triển trồng tại Viện dược liệu.

Cây ngũ gia bì hương

Công dụng cây ngũ gia bì

- Đuổi muỗi: Nhiều người dân sinh sống ở khu vực ẩm thấp thường rất hay trồng cây ngũ gia bì trong khuôn viên nhà mình để vừa làm cảnh, vừa đuổi muỗi hiệu quả.

Công dụng cây ngũ gia bì

Công dụng này đã được các nhà khoa học thử trồng nhiều cây tại bậc cửa ra vào để kiểm chứng và nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. Hiện công dụng xua đuổi muỗi của cây đã được ghi nhận trong cuốn Dược điển Việt Nam.

- Thanh lọc không khí: Theo nhiều nghiên cứu của Cục hàng không Mỹ, cây ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu, loại bỏ được khí độc Formaldehyd.

- Dùng làm thuốc chữa bệnh: đây là loại dược liệu quý trong đông y, vị thuốc quan trọng trong trị bệnh xương khớp, an thần, chống suy nhược cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch.

Nhiều vùng người ta dùng lá tươi hoặc khô nấu canh ăn thay rau giúp tiêu hóa tốt hơn; rượu ngũ gia bì tăng lực, trừ phong thấp.

Ý nghĩa phong thủy cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì là loại thực vật dễ trồng và sinh trưởng phát triển xanh tốt quanh năm không tốn quá nhiều công chăm bón. Nhiều người thường có sở thích trưng chậu ngũ gia bì ở nhà, văn phòng giúp cho không gian trở nên thoáng đãng, tươi tắn và mang lại cảm giác thoải mái, thư thái.

Ý nghĩa phong thủy cây ngũ gia bì

Không những thế, ngũ gia bì còn mang ý nghĩa lớn trong phong thủy, giúp chủ nhân ổn định tài vận, phát triển sự nghiệp và giữ được tài lộc. Cây còn có ý nghĩa động viên tinh thần, có ý nghĩa hòa thuận, đoàn kết các thành viên trong gia đình.

Đặc biệt, trong ngũ hành, loại cây này còn rất hợp với người mệnh mộc hoặc tuổi Dần. Vì vậy, nếu trồng một chậu trong nhà, chủ nhân sẽ giữ được tài khí và may mắn cho gia đình.

Cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì

Bạn có thể nhân giống cây Ngũ Gia Bì bằng cách Giâm cành hoặc chiết cành.

- Chuẩn bị đất trồng: chọn loại đất mùn pha xơ dừa hoặc trấu hoai mục để đất có nhiều dinh dưỡng và đảm bảo độ tơi xốp có khả năng thoát nước tốt.

- Trồng cây: chuẩn bị sẵn đất và 1 chiếc chậu trồng cây, đặt cây giống vào chậu vun đất vào sát gốc và tưới nước đều đặn hàng ngày bằng phương pháp phun sương để đảm bảo độ ẩm cho đất, cây cũng có điều kiện để phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý khi chăm sóc cây Ngũ gia bì

- Ánh sáng: là cây ưa mát nên lưu ý đặt cây nơi có bóng cây, lưới che nắng. Mỗi tuần mang chậu ra ngoài để tắm nắng.

- Nước tưới: Khi cây đã sống và phát triển khỏe mạnh thì bạn chỉ cần tưới nước 2-3 lần/tuần, không tưới nước quá nhiều. Chú ý điều chỉnh lượng nước nếu thấy lá vàng có hiện tượng rụng nhiều lá.

- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng và phát triển tốt đó chính là 25 đến 30 độ C.

- Bón phân: chỉ cần bón phân hữu cơ hoặc phân NPK hòa tan với nước cho cây ở giai đoạn sinh trưởng tốt nhất của cây nhằm kích thích cho chúng phát triển mạnh hơn.

Chủ đề: Cây phong thủy,
Thảo Uyên (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Ý nghĩa các loại cây sen đá trong phong thủy

    Ý nghĩa các loại cây sen đá trong phong thủy

    Việc trang trí sân vườn bằng sen đá được nhiều người lựa chọn bởi sen đá là loại cây rất dễ chăm sóc và thích hợp để trang trí nhiều vị trí khác nhau như bàn làm việc, sân vườn, ban công. Không những thế trong phong thủy mỗi loại sen đá mang một ý ng...

  • Thời tiết nắng nóng, trồng những loại cây này để hạ nhiệt trong nhà

    Thời tiết nắng nóng, trồng những loại cây này để hạ nhiệt trong nhà

    Cây xanh là giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp hạ nhiệt không gian sống trong mùa nắng nóng. Không chỉ thanh lọc không khí, màu xanh mát mắt của các loại cây xanh sẽ giúp tâm trạng bạn dễ chịu, thoải mái hơn. Dưới đây là một số loại cây xanh được ưa...

  • Lưu ý về phong thủy cây xanh

    Lưu ý về phong thủy cây xanh

    Trồng cây hợp mệnh là sai lầm tương tự như việc chọn màu sắc nội thất, ngoại thất theo mệnh. Đối với cây cối, sẽ có nhiều ngũ hành tùy vào từng loại cây, hình dáng, màu sắc, tuy nhiên ngũ hành chủ đạo của cây đều là ngũ hành Mộc....

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.