Trong đó, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Nghị định quy định phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với hành vi thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định; không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi như kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật.
Mức phạt này cũng áp dụng với hành vi hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định.
Nghị định trên có hiệu lực từ ngày 31/12/2019.
-
Sẽ phạt “cảnh cáo” với hành vi mua bán vàng, ngoại tệ trái phép
CafeLand - Sau những tranh cãi trái chiều mới đây xung quanh câu chuyện “bán 100 USD bị phạt 90 triệu đồng” của một người dân, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa dự thảo sửa đổi Nghị định 96 liên quan tới hình thức xử phạt này theo chiều hướng “giảm nhẹ” hình phạt cho hành vi mua bán vàng, ngoại tệ trái phép.