Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Nguyễn Văn Sinh vừa có buổi tiếp và làm việc với Tổng giám đốc Tập đoàn Siam City Cement (Thái Lan) Aidan John Lynam.
Tổng giám đốc Tập đoàn Siam City Cement, Aidan John Lynam cho biết, là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành xi măng Việt Nam (INSEE Việt Nam), Tập đoàn thường xuyên kết nối với Bộ Xây dựng, đồng thời tích cực hợp tác với Viện Vật liệu xây dựng triển khai các ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất xi măng, phát triển sản phẩm mới.
"Hiện tại, Siam City Cement đã hoàn thiện các thủ tục cần thiết để tiến hành mở rộng đầu tư ở Việt Nam", ông Aidan John Lynam thông tin.
Tập đoàn Siam City Cement mở rộng đầu tư dây chuyền sản xuất xi măng tại Việt Nam
Bộ Xây dựng đánh giá Tập đoàn Siam City Cement đã đạt được trong nhiều năm hợp tác đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam, đặc biệt là dự án nhà máy xi măng tại tỉnh Kiên Giang, góp phần cung cấp ổn định xi măng và vữa xây dựng cho thị trường khu vực miền Nam.
Theo Báo cáo ngành xi măng, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có tổng cộng 87 dây chuyền xi măng lò quay, quy mô công suất khoảng 110 triệu tấn/năm. Hiện Việt Nam là nước có sản lượng xi măng vào loại lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Vừa qua Bộ Xây dựng tiến hành đánh giá tổng thể hoạt động sản xuất xi măng, từ đó chủ trương đầu tư lại những dây chuyền có công suất vừa và nhỏ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các doanh nghiệp xi măng tích cực quan tâm, cải tiến công nghệ, bảo vệ môi trường, tận dụng nhiệt thải, sử dụng phế thải làm nguyên liệu đầu vào trong sản xuất xi măng.
Đồng thời, Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng các địa phương xây dựng quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng, trong đó có khoáng sản được sử dụng để sản xuất xi măng. Vì vậy, Tập đoàn Siam City Cement cũng cần rà soát, đánh giá về nguồn nguyên liệu trong quá trình mở rộng dây chuyền sản xuất xi măng ở Việt Nam.
Được biết, Tập đoàn Siam City Cement được thành lập năm 1969, bắt đầu sản xuất xi măng vào năm 1972. SCCC chuyên cung cấp các sản phẩm xi măng, cốt liệu và giải pháp xây dựng và là một trong những nhà sản xuất xi măng lớn nhất Thái Lan.
Trước đó, Tập đoàn này đã đầu tư mua lại 65% cổ phần của Tập đoàn LafargeHolcim trong liên doanh Holcim Việt Nam, trị giá 580 triệu USD và đổi tên thành INSEE. INSEE hiện có 5 nhà máy xi măng và các trạm trộn bê tông hiện đại tại TP.HCM.
-
Thêm nhiều doanh nghiệp tiếp tục tăng giá bán xi măng
Từ nay đến đầu tháng 6/2022, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán xi măng trong nước để bù đắp chi phí do nguyên vật liệu đầu vào tăng giá.








-
Phú Quốc nâng cấp “cửa ngõ bầu trời”, quy mô hơn 1.000ha, công suất gấp 4 lần hiện tại
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc vừa được phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, hướng tới trở thành sân bay hiện đại hàng đầu cả nước, đạt chuẩn quốc tế cấp 4E, đóng vai trò then chốt trong việc đưa Đảo Ngọc trở thành điểm đ...
-
Nghiên cứu tách Phú Quốc thành 2 đặc khu
Các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay sẽ được chuyển thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo; đồng thời nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu từ Thành phố Phú Quốc....
-
Nền kinh tế bước vào chu kỳ mới, bất động sản vẫn là "bến đỗ" vững chắc
Giữa những biến động toàn cầu, dòng tiền nội địa được bơm mạnh vào nền kinh tế, tạo tiền đề cho một chu kỳ tăng trưởng mới - nơi bất động sản tiếp tục giữ vai trò là kênh đầu tư bền vững, hấp dẫn....