Văn bản của Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và Nghị quyết số 35 của Chính phủ.
Trước đó ngày 2/7, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, Bộ TN-MT trình Thủ tướng chấp thuận đề nghị của tỉnh Vĩnh Phúc về việc chuyển mục đích sử dụng 73,61ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện dự án KĐT Du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh – An Tường theo công văn đề nghị trước đó của Bộ TN-MT
Ngoài ra, Bộ TN-MT cũng kiến nghị Thủ tướng chấp thuận đề nghị của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc chuyển mục đích sử dụng 110 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận.
Khu đất vừa được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng để thực hiện dự án nhưng chủ đầu tư đã phân lô, bán nền theo hình thức góp vốn từ cuối 2017.
Mặc dù vừa được Thủ tướng đồng ý cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc chuyển mục đích sử dụng 183,61 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án KĐT du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh – An Tường (73,61) và dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận (110 ha). Thế nhưng, như CafeLand đã đưa tin trước đó, chủ đầu tư dự án là Công ty bất động sản Thăng Long (thuộc Tập đoàn Phúc Sơn) đã vội phân lô, bán nền theo hình thức góp vốn và xây dựng công trình tại chính phần đất vừa được Thủ tướng đồng ý chuyển đổi. Đáng chú ý, khu đất chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư cũng nộp tiền thuế đất.
Trên thực tế, chủ đầu tư mới chỉ giải phóng mặt bằng, san gạt một phần nhỏ diện tích của dự án thuộc địa phận xã Tân Tiến. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã rao bán đất tại dự án từ cuối năm 2017 với giá từ 5 – 7 tỷ đồng/lô 100 m2 đất mặt đường lớn, tùy vị trí. Tính đến cuối năm 2017, chủ đầu tư đã bán 100 lô đất. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng đã và đang xây dựng nhiều công trình tại dự án này.
Trong quá trình mua bán, do chưa đủ thủ tục nên khách hàng khi mua phải ký hợp đồng góp vốn với số tiền phải đóng là 55% tổng giá trị hợp đồng. Sau khi thủ tục dự án hoàn tất thì khách hàng sẽ được ký lại hợp đồng mua bán.
-
Vĩnh Phúc: “Siêu” dự án vừa giao đất đã vội phân lô trái phép bị “sờ gáy”
CafeLand - Dù chưa có quyết định giao đất, mới chỉ được giao giải phóng mặt bằng nhưng Công ty Đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long đã vội vã xây nhà, bàn giao cho khách đến sinh sống.
-
Sóc Sơn, Hà Nội nghiêm cấm mua bán, xây dựng trái phép tại khu vực Trại Phong
Trước tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất trái phép tại khu vực Trại Phong, thôn Phú Ninh, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản chỉ đạo về việc này.
-
Hướng dẫn hợp thức hóa nhà ở, công trình xây dựng sai phép, không phép năm 2022
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022).
-
Loạt dự án đất vàng tại Hà Nội xây vượt tầng, “hô biến” tầng kỹ thuật thành căn hộ để bán
CafeLand - Trong giai đoạn 2003-2016, hàng loạt dự án tọa lạc tại những khu đất vàng tại Hà Nội chậm đưa vào sử dụng, giao đất không thông qua đấu giá, khởi công dự án khi chưa đủ điều kiện… Đặc biệt, nhiều dự án xây dựng vượt tầng, chuyển đổi công n...