Yêu cầu này được Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên nêu trong văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Nhận định việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng Thứ trưởng Trần Quý Kiên thừa nhận kết quả đấu giá khoáng sản tại một số địa phương có yếu tố bất thường.
Theo ông Kiên, đã xuất hiện việc bỏ giá thực hiện qua rất nhiều vòng đấu; thời gian tổ chức cuộc đấu giá kéo dài; giá trúng đấu giá tăng cao đột biến - cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, có trường hợp chỉ riêng tiền trúng đấu giá đã cao hơn nhiều lần giá bán của sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Điều này dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân sau khi trúng đấu giá đã không thể triển khai được dự án khai thác khoáng sản và chấp nhận bỏ cọc. Từ đó tác động xấu đến an ninh kinh tế, trật tự xã hội tại địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị thanh tra các cuộc đấu giá mỏ cát có dấu hiệu bất thường
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp luật của doanh nghiệp trong lĩnh vực đấu giá khoáng sản.
Đặc biệt, tại các cuộc đấu giá cần phổ biến đầy đủ các quy định có liên quan cho tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá để tránh hiểu sai cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản là đấu giá mua mỏ.
"Cần thông tin rõ cho tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá hiểu được tiền trúng đấu giá chỉ là một phần nghĩa vụ của doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước để được quyền khai thác khoáng sản. Để khoáng sản đến được tay người sử dụng thì tổ chức, cá nhân khai thác phải đầu tư thực hiện dự án khai thác với nhiều khoản chi phí như khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ và còn phải thực hiện các khoản thuế, phí khác có liên quan như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…", lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương tăng kiểm tra, giám sát sản lượng khai thác tại các mỏ khoáng sản. Việc này nhằm đảm bảo các đơn vị thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, không khai thác vượt trữ lượng được cấp phép, nhất là các mỏ cát, sỏi trên địa bàn.
Các địa phương cũng được yêu cầu xây dựng phương án đấu giá phù hợp với đặc thù của đối tượng đấu giá là quyền khai thác khoáng sản, trong đó lưu ý lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Trường hợp, tổ chức cuộc đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá, đơn vị tổ chức cần nghiên cứu cách thức nhằm giảm số vòng trả giá, tránh kéo dài thời gian cuộc đấu giá.
Ngoài ra, cơ quan quản lý về khoáng sản yêu cầu địa phương phổ biến quy định đấu giá cho tổ chức, cá nhân, nhằm tránh hiểu sai đấu giá quyền khai thác khoáng sản là mua mỏ.
Cùng với đó, tiền trúng đấu giá chỉ là một phần nghĩa vụ của doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách. Để khoáng sản đến được tay người sử dụng thì đơn vị khai thác phải thực hiện khoản chi phí như khai thác, chế biến, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường.
-
Một mỏ cát ở Quảng Nam giá khởi điểm 1,2 tỷ, đấu giá lên tới 370 tỷ đồng
Mỏ cát ĐB2B ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam có giá khởi điểm 1,2 tỷ đồng nhưng kết quả trúng đấu giá lên tới 370 tỷ đồng, gấp hơn 308 lần so với giá khởi điểm.
-
Thị trường kim loại quý phục hồi nhờ đâu?
Theo MXV, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến tích cực với sự phục hồi của bạc và bạch kim, một phần là nhờ lực mua kỹ thuật của giới đầu cơ.
-
Nguồn vật liệu thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hiện ra sao?
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng yêu cầu cố gắng tối đa sử dụng cát biển tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Những vị trí cấp thiết, không dùng được cát biển thì mới sử dụng cát sông....
-
UBND tỉnh Bình Định vừa có chỉ đạo quan trọng về việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các mỏ đá làm vật liệu trên địa bàn tỉnh.