Điểm giao nhau giữa đường tỉnh lộ 702, huyện Ninh Hải với quốc lộ 1, huyện Thuận Bắc thuộc dự án đường vành đai phía bắc tỉnh Ninh Thuận đã thông xe sau lễ khánh thành - Ảnh Nhân Dân.
Dự án được khởi công từ đầu năm 2024, với quy mô 4 làn xe, mặt cắt ngang nền đường rộng 21m, mặt đường rộng từ 14 đến 16,5m. Trên tuyến có xây dựng 3 cầu vượt sông.
Việc hoàn thành tuyến đường vành đai phía Bắc có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối hệ thống giao thông liên hoàn, đồng bộ, thông suốt giữa tuyến đường ven biển của tỉnh với Quốc lộ 1 và đường cao tốc Bắc - Nam. Điều này không chỉ giúp rút ngắn thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa mà còn mở ra cơ hội phát triển quỹ đất dọc theo tuyến đường, từng bước hoàn thiện toàn bộ tuyến đường vành đai của tỉnh, nâng cao tiềm lực an ninh - quốc phòng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh dự án đường vành đai phía Bắc, Ninh Thuận đang triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm khác. Đáng chú ý là dự án đường nối từ cao tốc Bắc - Nam với Quốc lộ 1 và cảng biển tổng hợp Cà Ná, có chiều dài 14,8km, quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư 903 tỷ đồng. Dự án này được chia thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 nối từ đường cao tốc Bắc - Nam đến Quốc lộ 1 dài hơn 10 km, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý II/2024.
Ngoài ra, dự án đường nối từ xã Ma Nới (huyện Ninh Sơn) đến ngã tư Tà Năng (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) cũng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Tuyến đường này có tổng chiều dài 41km, tổng mức đầu tư trên 1.095 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ tạo thế liên hoàn, kết nối giao thương liên vùng khu vực Nam Tây Nguyên đến đường bộ cao tốc Bắc - Nam và cảng biển nước sâu Cà Ná.
Đặc biệt, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, với tổng chiều dài 78,5km, trong đó đoạn qua tỉnh Ninh Thuận dài hơn 63km, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là dự án giao thông trọng điểm mang tính kết nối liên vùng, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Ninh Thuận vào TP.HCM, tạo thuận lợi cho lưu thông vận chuyển hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung.
-
Năm 2025, Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận sẽ trình phê duyệt loạt đồ án quy hoạch quan trọng nào?
Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận.
-
Tỉnh Ninh Thuận vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu trên địa bàn
Theo kết quả khoanh định vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu cát nhân tạo vừa được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt, tỉnh này có 39 khu vực có tiềm năng lớn về cát tuyển rửa, cát nghiền phục vụ sản xuất vật liệu cát nhân tạo với tổng tài nguyên dự báo là hơn 63 triệu m3.
-
Ninh Thuận sắp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện loạt dự án quy mô lớn
HĐND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Nghị quyết số 65/NQ-HĐND về danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.



-
Hai huyện Thuận Nam và Ninh Hải nhận chỉ đạo mới của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh thuận về dự án điện hạt nhân
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, tổng công suất khoảng 4.600MW. Trong đó, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 có công suất 2.400MW, đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; còn nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 có công suất 2.200MW, đặt t...
-
Chỉ đạo mới của Thủ tướng về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng quốc gia làm chủ đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2....
-
Những đột phá kinh tế giúp Cà Ná trở thành cực tăng trưởng của Ninh Thuận
Thừa hưởng mọi lợi thế từ hạ tầng giao thông, đô thị và các dự án trọng điểm, Cà Ná được xem như “trái tim” của huyện Thuận Nam – Ninh Thuận, cửa ngõ kinh tế phía Nam. Đó cũng là lý do khu vực này được các nhà đầu tư BĐS quan tâm trong thời gian gần ...